14 hiệp hội tiếp tục gửi "tâm thư" đến Bộ trưởng Bộ TN&MT

DOANH NGHIỆP Việt nAM
19:22 - 24/10/2021
Các Hiệp hội cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ TN&MT chủ trì thêm một cuộc họp giữa Ban Soạn thảo và các Hiệp hội để hoàn thiện tốt nhất Dự thảo như chỉ đạo của Bộ trưởng.
Các Hiệp hội cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ TN&MT chủ trì thêm một cuộc họp giữa Ban Soạn thảo và các Hiệp hội để hoàn thiện tốt nhất Dự thảo như chỉ đạo của Bộ trưởng.
0:00 / 0:00
0:00
Trong "tâm thư" lần này, 14 Hiệp hội tha thiết đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo Ban Soạn thảo Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường hoàn thiện theo những nội dung đã được Bộ trưởng có ý kiến chỉ đạo tại cuộc họp ngày 18/10.

Sau thư kiến nghị hôm 13/10 gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành góp ý về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mà Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) gấp rút hoàn thiện trình Chính phủ, 14 hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng tiếp tục có “tâm thư” gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân.

Các hiệp hội gồm: Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VFA), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Bia - Rượu - nước giải khát Việt Nam, Hội Lương thực thực phẩm Tp.HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Hội Doanh nghiệp Sản xuất và Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam.

Trong thư, các hiệp hội bày tỏ cảm ơn Bộ trưởng đã tiếp thu và chỉ đạo hoàn thiện sửa đổi 7 nhóm vấn đề trong dự thảo cho 4 nội dung lớn như cấp phép, quan trắc, thủ tục hành chính và trách nhiệm mở rộng tại cuộc họp với các hiệp hội vào ngày 18/10 vừa qua.

Trong cuộc làm việc sau đó giữa đại diện các hiệp hội và Ban soạn thảo, một số vấn đề theo chỉ đạo của Bộ trưởng đã được các bên thống nhất, chờ Ban soạn thảo đưa ra phương án cụ thể. Tuy nhiên, còn một số vấn đề các hiệp hội cho rằng, Ban soạn thảo chưa thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, nên các hiệp hội tiếp tục gửi bức thư này.

"Tâm thư" của 13 Hiệp hôi, Hội gửi Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ TN&MT

"Tâm thư" của 13 Hiệp hôi, Hội gửi Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ TN&MT

Các Hiệp hội cũng đề nghị Bộ trưởng chủ trì thêm một cuộc họp giữa Ban Soạn thảo và các Hiệp hội để điều chỉnh bảy vấn đề bất cập mà Ban soạn thảo chưa thực hiện đúng theo chỉ đạo.

Thứ nhất, những vấn đề đã quy định trong Luật thì thực hiện theo Luật: bãi bỏ Văn phòng EPR…

Thứ hai, cần quy định khung pháp lý quản lý khoản đóng góp để minh bạch, rõ ràng, công bằng và bình đẳng.

Thứ ba, triệt để cải cách thủ tục hành chính về năm nhóm nội dung, hồ sơ phải đơn giản hóa, số hóa.

Thứ tư, áp dụng quản lý rủi ro, những chất có giá trị dễ thu gom thì không quá chú trọng, mà chú trọng những loại khó thu gom, khó xử lý. Cần rà soát để danh sách có sự ưu tiên, phân hóa rõ ràng.

Thứ năm, về việc thu hồi phương tiện giao thông đối với ngành ô tô - xe máy, phải có cơ sở pháp lý, sản phẩm sau khi thải bỏ thì mới gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp. Hai Hiệp hội có thể thảo luận với Ban Soạn thảo để đưa ra quy định có tính khả thi.

Thứ sáu, nguy cơ, quy mô ô nhiễm lớn thì mới đưa vào danh mục Phụ lục 2. Bộ trưởng tiếp thu và làm rõ hơn danh mục này. Nên bàn kỹ về cơ sở khoa học. Cần xem lại đối với ngành chế biến thủy sản. Các hiệp hội nên có sự bàn bạc về tính khả thi.

Thứ bảy, xem xét giãn, hoãn lộ trình áp dụng đóng góp tái chế để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nếu luật quy định thì trình Ủy ban thường vụ quốc hội, nếu thẩm quyền của Chính phủ thì trình Chính phủ.

Các doanh nghiệp cũng cho rằng, khoảng thời gian này, doanh nghiệp cần có thêm thời gian phục hồi sau đại dịch COVID-19 mới có thể xây dựng các cơ sở tái chế đáp ứng yêu cầu, đồng thời để Bộ có đủ dữ liệu khoa học để đưa ra các tỷ lệ tái chế bắt buộc và định mức tái chế phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 13/10, 11 hiệp hội ngành hàng đã có công văn gửi tới Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành góp ý về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mà Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) gấp rút hoàn thiện trình Chính phủ.

Trong văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT, các doanh nghị đã đề nghị xem xét sáu nội dung trong Dự thảo mà các hiệp hội cho rằng gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho phát triển đất nước, đặc biệt là vấn đề phát sinh thủ tục hành chính và làm rõ hơn cơ sở pháp lý.

Sáu nội dung bao gồm: đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp; bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR và Hội đồng EPR; bổ sung khung pháp lý và khung pháp lý phải rõ ràng; điều chỉnh tỷ lệ tái chế bắt buộc để tái chế sản phẩm, bao bì; lùi lộ trình thực hiện đóng góp tái chế đến tháng 01/2025.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn hơn một nửa nội dung bất cập lớn vẫn chưa được Ban Soạn thảo tiếp thu, sửa đổi, bổ sung theo như ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà.

Tin liên quan

Đọc tiếp