17 nạn nhân thiệt mạng vụ bạo loạn bóng đá Indonesia là trẻ em

Bạo loạn Indonesia
15:49 - 03/10/2022
Sự kiện thể thao đẫm máu tại Indonesia khiến ít nhất 17 trẻ em thiệt mạng trong tổng số 125 nạn nhân và 7 trẻ em khác bị thương. Ảnh: AP
Sự kiện thể thao đẫm máu tại Indonesia khiến ít nhất 17 trẻ em thiệt mạng trong tổng số 125 nạn nhân và 7 trẻ em khác bị thương. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Theo chính phủ Indonesia, có tới 17 trong số 125 nạn nhân tử vong trong vụ bạo loạn bóng đã xảy ra tối 1/10 tại Đông Java là trẻ em, càng làm tăng áp lực lên giới chức nước này trong việc giải quyết một trong những thảm họa thể thao tồi tệ nhất thế giới.

Tại Indonesia, người dân dành cho bộ môn túc cầu tình cảm nồng nhiệt. Tuy nhiên cũng có thể do sự nồng nhiệt quá mức ấy, bạo lực và hooligan từ lâu đã trở thành một vấn nạn của bóng đá tại quốc gia này. Sự kiện giẫm đạp đẫm máu hôm 1/10 tại một thị trấn nhỏ khu vực Java lại càng làm vấn đề này nhức nhối hơn nữa.

Thảm họa bắt đầu khi đội chủ nhà Arema FC thua với tỷ số 3-2 trước CLB Persebaya Surabaya. Truyền thông địa phương cho biết sau khi đội nhà thua cuộc, hàng nghìn người hâm mộ đã chạy vào sân cuối trận đấu, khiến tình hình trở nên hỗn loạn.

Cảnh sát do đó đã cố gắng bắn hơi cay để giải tán đám đông, tuy nhiên lại khiến nhiều khán giả hoảng sợ và cố gắng chạy trốn khỏi sân vận động vốn đã chật chội. Kết quả biến sự việc này trở thành một "ngày đen tối cho tất cả những người liên quan" theo FIFA, cơ quan quản lý bóng đá thế giới.

Thảm kịch trên sân vận động Kanjuruhan thuộc thành phố Malang, tỉnh Đông Java, khiến tổng cộng 125 người thiệt mạng cùng 100 người khác bị thương. Một số cầu thủ Arema vẫn còn trên sân vào thời điểm đó thậm chí được cho là cũng bị đám đông tấn công. Ông Wiyanto Wijoyo, người đứng đầu văn phòng y tế Malang cho biết nhiều người "chết vì hỗn loạn, đông đúc, giẫm đạp và ngạt thở".

Theo hãng thông tấn nhà nước Antara trích dẫn số liệu từ Bộ trao quyền cho phụ nữ và bảo vệ trẻ em Indonesia, có tới 17 nạn nhân là trẻ em, trong khi đó còn 7 trẻ em khác vẫn đang được điều trị. Tồi tệ hơn, một quan chức của Bộ là Nahar cho biết số lượng nạn nhân vẫn có thể tăng cao hơn nữa.

Cảnh sát cố gắng bắn hơi cay để giải tán đám đông nhưng lại khiến nhiều người hoảng sợ. Ảnh: AP

Cảnh sát cố gắng bắn hơi cay để giải tán đám đông nhưng lại khiến nhiều người hoảng sợ. Ảnh: AP

Theo chia sẻ của cô Endah Wahyuni, chị gái của 2 cậu bé thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại sân vận động Kanjurugan là Ahmad Cahyo, 15 tuổi và Muhammad Farel, 14 tuổi, cô và gia đình “không nghĩ mọi chuyện lại thành ra như vậy”. Tại đám tang của các em mình hôm 2/10, cô cho biết 2 cậu bé vốn rất yêu bóng đá nhưng chưa bao giờ xem CLB Arema đá trực tiếp. Đây đáng nhẽ là lần đầu tiên đáng nhớ của cả 2 nhưng thảm kịch đã xảy ra.

Để điều tra một sự cố được xếp vào hàng những thảm họa sân vận động chết người nhất thế giới, nhiều cảnh sát và các quan chức thể thao đã được chính phủ Indonesia cử đến thành phố Malang. FIFA cũng đã ra văn bản yêu cầu cơ quan quản lý bóng đá Indonesia phải báo cáo cụ thể về vụ việc.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.