2,4 tỷ phụ nữ trên thế giới đang chịu bất bình đẳng về quyền kinh tế

TÀI CHÍNH Bình đằng
19:46 - 02/03/2022
Phụ nữ chỉ kiếm được 2/3 thu nhập cả đời mong đợi của nam giới.
Phụ nữ chỉ kiếm được 2/3 thu nhập cả đời mong đợi của nam giới.
0:00 / 0:00
0:00
Đây là con số được World Bank chỉ ra trong báo cáo “Phụ nữ, Doanh nghiệp và Pháp luật năm 2022” công bố ngày 1/3, từ đó đặt ra yêu cầu hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế của phụ nữ.

Thu nhập cả đời của phụ nữ trên toàn cầu thấp hơn đàn ông 172 nghìn tỷ USD

Khi xã hội trở nên bình đẳng hơn, các nền kinh tế trở nên linh hoạt hơn thì bình đẳng giới ngày càng có ý nghĩa kinh tế cao hơn. Ngân hàng Quốc tế ước tính rằng, trên toàn cầu, sự khác biệt giữa tổng thu nhập cả đời ​​của nam giới và phụ nữ là 172,3 nghìn tỷ USD, tương đương gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội thế giới (GDP).

Do đó, thông qua các luật tăng cường quyền của phụ nữ và cơ hội là bước đầu tiên cần thiết để hướng tới một thế giới bền vững và hòa nhập hơn.

Báo cáo “Phụ nữ, Doanh nghiệp và Luật pháp 2022” của World Bank đã đo lường tiến bộ toàn cầu đối với bình đẳng giới ở 190 nền kinh tế, bằng cách xác định các luật và quy định hạn chế và khuyến khích sự tham gia kinh tế của phụ nữ.

Chỉ số Phụ nữ, Doanh nghiệp và Pháp luật (WBL) cho thấy sự phân biệt đối xử rõ ràng trong luật pháp, các quyền hợp pháp và việc cung cấp các lợi ích nhất định. Các chính phủ có thể sử dụng khuôn khổ này để tìm cách xóa bỏ những rào cản đối với sự thành công của phụ nữ và thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế.

Báo cáo chỉ ra hàng tỷ phụ nữ vẫn không có các quyền hợp pháp như nam giới. Một người phụ nữ chỉ có 3/4 quyền của nam giới trong các lĩnh vực được được đo lường.

Nguồn số liệu trích dẫn từ báo cáo “Phụ nữ, Doanh nghiệp và Luật pháp 2022” của World Bank.

Nguồn số liệu trích dẫn từ báo cáo “Phụ nữ, Doanh nghiệp và Luật pháp 2022” của World Bank.

Tuy chỉ số này năm 2021 đã được cải thiện so với năm 2020 nhưng vẫn có gần 2,4 tỷ phụ nữ trong độ tuổi lao động (15 – 60 tuổi) trên toàn thế giới không được tạo cơ hội kinh tế bình đẳng. Trong toàn bộ 190 quốc gia tham gia khảo sát chỉ có 12 nền kinh tế đạt tiêu chí tuyệt đối quy định phụ nữ có địa vị pháp lý bình đẳng với nam giới trên tất cả các lĩnh vực.

Ở các nền kinh tế mà sự bất bình đẳng về quyền kinh tế của phụ nữ vẫn đang diễn ra, các chỉ số WBL cho thấy, họ kiếm được ít tiền hơn nam giới cho cùng một công việc và đối mặt với nguy cơ bạo lực cao hơn trong những ngôi nhà.

Để giải quyết sự bất bình đằng này, các chính phủ cần tăng cường quyền kinh tế của phụ nữ để họ có thể tiếp cận bình đẳng các chương trình hỗ trợ công cộng và công nghệ kỹ thuật số, chẳng hạn như điện thoại di động, máy tính, Internet có thể giúp họ có cơ hội kinh doanh mới, khám phá thị trường mới và tìm công việc tốt hơn.

Báo cáo đã dựa trên bằng chứng cho thấy cải cách hướng tới bình đẳng giới là rất quan trọng đối với phụ nữ trong việc làm và khởi nghiệp. Phụ nữ chỉ kiếm được 2/3 thu nhập cả đời mong đợi của nam giới. Việc giảm bớt sự bất bình đẳng trong các cơ hội kinh tế có thể thu hẹp khoảng cách này mang đến những lợi ích to lớn cho thế giới. Thực tế cho thấy các hành vi phân biệt đối xử không chỉ kìm hãm phụ nữ mà còn cản trở năng suất của các công ty, dẫn đến mức doanh số thấp hơn.

Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ, khoảng cách giữa thu nhập cả đời dự kiến của nam giới và phụ nữ trên toàn cầu là 172 nghìn tỷ USD – gần gấp hai lần GDP hàng năm của thế giới. Khi chúng ta hướng tới mục tiêu phát triển xanh, thích ứng và bao trùm, các chính phủ cần đẩy nhanh tốc độ cải cách pháp lý để phụ nữ có thể phát huy hết tiềm năng của mình và được hưởng lợi một cách đầy đủ và bình đẳng.”

Bà Mari Pangestu, Tổng Giám Đốc điều hành Chính sách phát triển và Quan hệ đối tác của Ngân hàng Thế giới

“Phụ nữ không thể đạt được bình đẳng ở nơi làm việc nếu họ không bình đẳng ở nhà”

Đây là nhận định của bà Carmen Reinhart, Phó Chủ tịch Cao cấp kiêm Chuyên gia Kinh tế trưởng của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Từ đó, bà Carmen Reinhart đặt ra yêu cầu cần tạo môi trường bình đẳng và đảm bảo rằng việc có con không cản trở việc tham gia đầy đủ vào nền kinh tế và hiện thực hóa hy vọng của người phụ nữ.

Những khoảng cách dai dẳng nhất được báo cáo của World Bank chỉ ra là trong lĩnh vực thanh toán và quyền làm cha mẹ, chứng tỏ rằng nhiều nền kinh tế vẫn chưa loại bỏ các hạn chế hoặc thực hành tốt các quyền và lợi ích hợp pháp được xác định.

Khu vực thu nhập cao của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Châu Âu và Trung Á, Mỹ Latinh và Caribe có điểm số trung bình cao nhất, trong khi Trung Đông và Bắc Phi có điểm trung bình thấp nhất là 53,0.

Các vấn đề chăm sóc trẻ em đóng vai trò quan trọng đối với sự tham gia kinh tế của phụ nữ. Phụ nữ chịu một phần gánh nặng chăm sóc không được trả lương không tương xứng tại nhà và sự phân bổ không đồng đều này làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và duy trì việc làm của họ.

Các biện pháp phòng chống dịch đã ảnh hưởng đến thị trường lao động của phụ nữ và gây ra tác động bất lợi hơn so với nam giới. Hiệu ứng này một phần là do phần lớn phụ nữ làm công việc trong các lĩnh vực tiếp xúc với nhiều người, như nghề khách sạn hay dịch vụ.

“Phụ nữ không thể đạt được bình đẳng ở nơi làm việc nếu họ không bình đẳng ở nhà. Điều đó có nghĩa cần tạo môi trường bình đẳng và đảm bảo rằng việc có con không cản trở việc tham gia đầy đủ vào nền kinh tế và hiện thực hóa hy vọng và tham vọng của người phụ nữ.”

Bà Carmen Reinhart, Phó Chủ tịch Cao cấp kiêm Chuyên gia Kinh tế trưởng của Nhóm Ngân hàng Thế giới

Hơn nữa, gánh nặng chăm sóc gia tăng do đóng cửa các trường học và trung tâm chăm sóc trẻ em trong thời kỳ đại dịch đã đặt lên vai của bà mẹ đang đi làm. Ngay cả ở những nền kinh tế phát triển, phụ nữ đã thường bị căng thẳng thêm khi phải gia tăng thêm trách nhiệm chăm sóc gia đình trong khi vẫn phải đảm bảo công việc của họ.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã nâng cao tầm quan trọng của điều chỉnh các chính sách chăm sóc trẻ em chặt chẽ hơn đặc biệt là các bà mẹ đang đi làm.

Báo cáo đưa ra một khung khái niệm mới cho đo lường môi trường pháp lý ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em liên quan đến ba trụ cột: tính sẵn có, khả năng chi trả và chất lượng.

Nguồn số liệu trích dẫn từ báo cáo “Phụ nữ, Doanh nghiệp và Luật pháp 2022” của World Bank.

Nguồn số liệu trích dẫn từ báo cáo “Phụ nữ, Doanh nghiệp và Luật pháp 2022” của World Bank.

Việc ban hành các chính sách để cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em có sẵn, giá cả phải chăng và chất lượng là ưu tiên hàng đầu mang lại kết quả tốt hơn cho phụ nữ, trẻ em và toàn bộ nền kinh tế.

Trên toàn cầu, số lượng cải cách được thực hiện nhiều nhất đối với các chỉ số về thai sản, lương và môi trường làm việc. Nhiều cải cách tập trung vào bảo vệ chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, cấm phân biệt đối xử về giới, tăng thời gian nghỉ có lương cho các cha mẹ mới sinh con và dỡ bỏ các hạn chế việc làm đối với phụ nữ.

Các chỉ số về Lương và thai sản có điểm trung bình thấp nhất trong chỉ số WBL, nhưng đã tăng lần lượt 0,9 điểm và 0,7 điểm trong năm ngoái lên đến điểm trung bình là 68,7 điểm và 55,6 điểm. Mức tăng trong chỉ số thai sản chủ yếu xoay quanh chế độ cho phép người cha nghỉ sinh con và cho phép cả bố và mẹ nghỉ sinh con, nhưng điểm số thấp cho thấy sự cần thiết phải đẩy nhanh cải cách trong lĩnh vực này.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.