500 lính cứu hỏa Ba Lan vớt 100 tấn cá chết trên sông Oder

môi trường CHÂU ÂU
11:24 - 17/08/2022
Tính từ ngày 12/8 đến ngày 16/8, lực lượng cứu hỏa Ba Lan đã vớt được 100 tấn cá chết từ sông Oder – con sông chảy dọc biên giới Đức và Ba Lan. Điều này làm gia tăng lo ngại về thảm họa môi trường khi giới chức các bên chưa xác định được nguyên nhân.

Guardian dẫn lời bà Monika Nowakowska-Drynda, thuộc Văn phòng báo chí lính cứu hỏa quốc gia Ba Lan, cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ tham gia nhiệm vụ có quy mô như vậy trên một con sông”.

Bà xác nhận rằng, hơn 500 nhân viên cứu hỏa được triển khai với sự hỗ trợ của tàu thuyền, xe đạp và thậm chí cả máy bay không người lái, đã vớt lên khoảng 100 tấn cá chết.

Nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt vẫn còn là một bí ẩn, mặc dù ô nhiễm nước sông là giả thuyết hàng đầu. Ảnh: Reuters

Nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt vẫn còn là một bí ẩn, mặc dù ô nhiễm nước sông là giả thuyết hàng đầu. Ảnh: Reuters

Trước thảm họa môi trường này, các thành phố của Đức đã cấm người dân tắm và câu cá ở sông Oder. Các nhà bảo tồn lo ngại rằng, hiện tượng cá chết hàng loạt có thể tàn phá toàn bộ hệ sinh thái của sông Oder.

Bà Karina Dork, quản lý khu vực Uckermark của Đức, nói với tờ Tagesspiegel: "Chúng ta phải xem xét quần thể chim sẽ phát triển như thế nào và điều gì sẽ xảy ra với gấu mèo và rái cá. Thảm họa này sẽ tồn tại dai dẳng với lại với chúng ta trong nhiều năm".

Số lượng cá chết tại sông Oder đã lên tới 100 tấn. Ảnh: Reuters

Số lượng cá chết tại sông Oder đã lên tới 100 tấn. Ảnh: Reuters

Cho đến nay, nguyên nhân khiến cá chết vẫn chưa được xác định. Chính phủ Ba Lan đã đưa ra phần thưởng hơn 210.000 USD cho bất kỳ ai có thể "giúp tìm ra những người chịu trách nhiệm cho thảm họa môi trường này".

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho rằng: "Một lượng lớn chất thải hóa học có thể đã được đổ xuống sông bởi người hiểu biết về nguy cơ và hậu quả của hành động này".

Hệ sinh thái tại sông Oder sẽ bị ảnh hưởng trong nhiều năm tới. Ảnh: Reuters

Hệ sinh thái tại sông Oder sẽ bị ảnh hưởng trong nhiều năm tới. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Bộ trưởng Môi trường và Khí hậu Ba Lan Anna Moskwa hôm 16/8 cho biết “không có mẫu kiểm tra nào cho đến nay chứng minh sự hiện diện của các chất độc hại”. Các nhà khoa học Ba Lan cho biết các cuộc kiểm tra trong phòng thí nghiệm chỉ phát hiện rằng nồng độ muối tăng cao.

Bà Anna Moskwa cho biết chính phủ cũng cân nhắc các nguyên nhân tự nhiên có thể xảy ra, trong đó, nồng độ chất ô nhiễm và độ mặn cao hơn do mực nước giảm và nhiệt độ tăng.

Sông Oder vốn là nơi sinh sống của 40 loài cá. Ảnh: Reuters

Sông Oder vốn là nơi sinh sống của 40 loài cá. Ảnh: Reuters

Giả thuyết thứ ba đang được xem xét là nước thải công nghiệp có hàm lượng Clo cao đã được đổ ra sông. Các mẫu nước đã được gửi tới các phòng thí nghiệm ở Cộng hòa Czech, Hà Lan và Anh với hy vọng tìm ra nguyên nhân.

Các báo cáo đầu tiên về việc cá chết hàng loạt được người dân địa phương tại Ba Lan được ghi nhận từ ngày 28/7. Chính phủ nước này đã bị chỉ trích vì không có hành động nhanh chóng. Cuối tuần trước, Thủ tướng Ba Lan đã sa thải Giám đốc điều hành Cơ quan quản lý nguồn nước Ba Lan (Polish Waters) và người đứng đầu cơ quan thanh tra bảo vệ môi trường do không có biện pháp xử lý nhanh chóng vụ việc này.

Cá chết trôi dạt vào bờ sông Oder ở thị trấn Kostrzyn nad Odra, Ba Lan. Ảnh: Reuters

Cá chết trôi dạt vào bờ sông Oder ở thị trấn Kostrzyn nad Odra, Ba Lan. Ảnh: Reuters

Sông Oder dài khoảng 840 km, chảy từ Cộng hòa Czech đến biển Baltic và chảy dọc theo biên giới giữa Đức và Ba Lan. Trong những năm gần đây, sông Oder được biết đến là con sông tương đối sạch và là nơi sinh sống của khoảng 40 loài cá. Tuy nhiên, trong thảm họa môi trường lần này, giới chức ghi nhận nhiều xác cá chết nổi lên mặt nước, trong đó có con dài tới 40 cm.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.