ASEAN ra mắt bộ phân loại cho nền tài chính bền vững

TÀI CHÍNH asean
17:40 - 11/11/2021
Ảnh: Sustainable Finance Institute Asia
Ảnh: Sustainable Finance Institute Asia
0:00 / 0:00
0:00
Các cơ quan quản lý tài chính ASEAN hôm nay đạt được một cột mốc hướng tới các cam kết về biến đổi khí hậu, thông qua việc đưa ra một hệ thống chung cho khu vực về các hoạt động kinh tế và công cụ tài chính bền vững mang tên ASEAN Taxonomy.

Cùng với Phiên họp thứ 26 của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Hội đồng phân loại tài chính bền vững ASEAN (ASEAN Taxonomy Board) đã công bố phiên bản 1 của hệ thống phân loại tài chính bền vững ASEAN (ASEAN Taxonomy).

Phiên bản 1 này của hệ thống sẽ cung cấp bộ khung cho các cuộc thảo luận giữa các bên liên quan trong khu vực công và khu vực tư nhân, để cùng nhau hoàn thiện ASEAN Taxonomy. ASEAN Taxonomy đóng vai trò như một điểm tham chiếu để hướng dẫn các nguồn vốn và tài trợ cho các hoạt động có thể giúp thúc đẩy sự chuyển đổi hệ thống cần thiết cho khu vực.

ASEAN Taxonomy là sáng kiến hợp tác giữa bốn nhóm công tác của ASEAN tạo thành Hội đồng phân loại tài chính bền vững ASEAN, bao gồm Diễn đàn Thị trường Vốn ASEAN (ACMF), Hội nghị các Cơ quan Quản lý Bảo hiểm ASEAN (AIRM), Ủy ban Cấp cao ASEAN về Hội nhập Tài chính (SLC) và Ủy ban Công tác ASEAN về Phát triển Thị trường Vốn (WC-CMD).

Đây là sự nối tiếp các sáng kiến tài chính bền vững đã được các nhóm thực hiện trước đây, như các Tiêu chuẩn trái phiếu xanh, Trái phiếu xã hội, Trái phiếu bền vững và Nguyên tắc ngân hàng bền vững ASEAN.

ASEAN Taxonomy thể hiện cam kết tập thể của các nước thành viên ASEAN trong việc chuyển đổi để hướng tới một khu vực phát triển bền vững. Sáng kiến này được thiết kế để trở thành một hệ thống phân loại toàn diện và đáng tin cậy cho các hoạt động bền vững và sẽ là một trong những nền tảng quan trọng trong việc thu hút đầu tư và dòng tài chính vào các dự án bền vững trong khu vực.

Sáng kiến cũng bao hàm các khát vọng và mục tiêu quốc tế, đồng thời xem xét cả các nhu cầu của khu vực lẫn bao trùm cho mỗi nước thành viên. Để phục vụ cho sự đa dạng của các nước thành viên, Hội đồng phân loại tài chính bền vững ASEAN đã quyết định theo phương pháp tiếp cận nhiều cấp với hai phần chính, gồm Khung nền tảng dựa trên các nguyên tắc đưa ra đánh giá định tính của các hoạt động, và Khung tiêu chuẩn Bổ sung với các thông số để đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện cao hơn về đầu tư và các hoạt động phát triển bền vững.

Phiên bản 1 của hệ thống phân loại tài chính bền vững ASEAN Taxonomy được công bố hôm nay có các cầu phần chính gồm:

Thứ nhất, bốn mục tiêu môi trường và hai tiêu chí thiết yếu cho việc đánh giá các hoạt động kinh tế đóng vai trò là nền tảng để bảo vệ môi trường và thúc đẩy chuyển đổi sabng thông lệ bền vững với môi trường và carbon thấp.

Thứ hai, danh sách các ngành trọng tâm mà Khung Tiêu chuẩn bổ sung đề cập đến ở bước đầu tiên, gồm sáu lĩnh vực quan trọng nhất về phát thải khí nhà kính và tổng giá trị gia tăng và ba ngành hỗ trợ mà sản phẩm và dịch vụ của các ngành này góp phần vào việc đạt được các mục tiêu về môi trường.

Thứ ba, sơ đồ ra quyết định theo lĩnh vực bất khả tri để hướng dẫn người dùng ASEAN Taxonomy trong việc phân loại các hoạt động kinh tế theo Khung Nền tảng, với các đề xuất về hướng dẫn bổ sung cho các nước thành viên ASEAN và các tổ chức muốn tìm kiếm hướng dẫn cụ thể hơn.

Thứ tư, đặt ra "Phương pháp tiếp cận xếp chồng lên nhau” để xác định các ngưỡng và các tiêu chí sàng lọc kỹ thuật trong Khung Tiêu chuẩn Bổ sung. Phương pháp này sẽ được tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.