Australia nâng lương cơ bản để đối phó chi phí gia tăng

Australia Lương
15:37 - 02/06/2023
Australia sẽ tăng lương tối thiếu để giúp đỡ khoảng 2.75 triệu người lao động giải tỏa áp lực chi phí gia tăng do lạm phát. Ảnh: AAP
Australia sẽ tăng lương tối thiếu để giúp đỡ khoảng 2.75 triệu người lao động giải tỏa áp lực chi phí gia tăng do lạm phát. Ảnh: AAP
0:00 / 0:00
0:00
Bắt đầu từ 1/7, Australia sẽ tăng mức lương tối thiểu thêm 5,75% nhằm giúp các gia đình đang phải vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao. Tuy nhiên, quyết định này bị các doanh nghiệp và một số nhà kinh tế cho rằng có nguy cơ làm tăng lạm phát và lãi suất.

Ngày 2/6, Reuters cho biết Ủy ban Công bằng Việc làm Australia (FWC) ra quyết định tăng lương tối thiếu thêm 5,75% cho người lao động, tương đương với việc mức lương tối thiểu sẽ tăng lên 882,8 USD/tuần hoặc 23,23 USD/giờ. Ngoài ra, FWC cũng đề xuất một phân loại đối với mức lương tối thiểu của quốc gia, nghĩa là những người lao động được trả mức lương thấp nhất tại Australia – chiếm khoảng 0,7% lực lượng lao động theo số liệu chính thức - có thể được tăng lương tới 8.6%.

Nhìn vào tổng thể, quyết định mới này của FWC sẽ ảnh hưởng tới tiền lương của khoảng 2,75 triệu người lao động tại quốc gia này. Nhận định về động thái trên, Hội đồng Công đoàn Australia (ACTU) thể hiện thái độ hoan nghênh của mình.

Theo bà Sally McManus, thư ký của ACTU, “mọi người đang bỏ bữa, tránh gặp bác sĩ và lo sợ hóa đơn tiếp theo của mình. Trong khi đó, giá thuê nhà tiếp tục tăng chóng mặt cùng với giá của các mặt hàng thiết yếu như bánh mì, sữa, xăng và điện". Mức tăng này cũng đồng nghĩa với việc nhiều người lao động “có thể tiếp tục duy trì sinh hoạt và không cần phải cắt giảm tài chính hơn nữa”.

Tuy nhiên, quyết định này lại nhận phải nhiều sự phản đối từ nhiều chuyên gia kinh tế. Reuters trích dẫn nhà kinh tế trưởng tại RBC Capital Markets Su-Lin Ong cho biết việc tăng lương có thể đẩy tăng trưởng tiền lương lên trên mức dự báo cao nhất 4% của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA), từ đó đẩy lãi suất lên cao hơn để chống lại lạm phát. Trên thực tế, tăng trưởng tiền lương tổng hợp đã đạt mức cao nhất trong thập kỷ là 3,7% hồi quý 1/2023.

Ông Taylor Nugent, một nhà kinh tế tại Ngân hàng Quốc gia Australia, cũng phản đối quyết định này khi cho biết nó có thể gây ra rủi ro lãi suất của Australia sẽ đạt đỉnh cao hơn nữa. Tổ chức này đưa ra dự đoán có 33% khả năng RBA gây bất ngờ bằng việc tăng một phần tư điểm ngay trong tuần tới, sau một báo cáo lạm phát nóng cho tháng 4. RBC sẽ đánh giá tác động của quyết định tiền lương khi hội đồng quản trị họp để quyết định lãi suất vào 6/6 tới.

Ông Andrew McKellar, giám đốc điều hành của Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia, thì bày tỏ sự không lạc quan, vì theo ông quyết định này sẽ làm tăng thêm chi phí ước tính 12,6 tỷ AUD cho các doanh nghiệp đang phải vật lộn với các vấn đề về chuỗi cung ứng và giá năng lượng cao.

Ngoài ra, ông cũng khẳng định: “Quyết định hôm nay sẽ là một đòn giáng mạnh đối với 260.000 doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp do gia đình sở hữu". Nó sẽ đặt một gánh nặng đáng kể lên các doanh nghiệp nhỏ và có nguy cơ gây ra "nỗi đau kinh tế sâu sắc và kéo dài”.

Tuy nhiên, Chủ tịch FWC Adam Hatcher lại khẳng định Ủy ban tin tưởng rằng quyết định này sẽ không gây ra hoặc góp phần vào bất kỳ vòng xoáy giá - lương nào. Ông Hatcher cho biết: “Chúng tôi tin tưởng rằng mức tăng mà chúng tôi đã xác định sẽ chỉ đóng góp một phần khiêm tốn vào tổng tăng trưởng tiền lương trong năm 2023 – 2024". Đồng thời, ông cho biết thêm rằng động thái này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho những người lao động bán thời gian chủ yếu là nữ giới.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.