Bắc Giang: Khai mạc chương trình du lịch 'Về miền quả ngọt Lục Ngạn' 2022

DU LỊCH Lục Ngạn
23:15 - 22/11/2022
Bắc Giang: Khai mạc chương trình du lịch 'Về miền quả ngọt Lục Ngạn' 2022
0:00 / 0:00
0:00
Tối 22/11, tại Quảng trường Trung tâm huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) diễn ra lễ khai mạc Chương trình du lịch “Về miền quả ngọt Lục Ngạn” năm 2022, sự kiện thu hút đông đảo đại biểu, người dân và du khách tới dự.

Hoạt động diễn ra trong bối cảnh huyện Lục Ngạn được biết đến rộng rãi là thủ phủ vải thiều của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những vùng trồng cây ăn quả trọng điểm ở miền Bắc, với những miệt vườn cây trái xanh tươi, trù phú.

Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, huyện miền núi này có 8 dân tộc chính sinh sống đan xen ở 382 thôn, tổ dân phố, tạo nên sự giao thoa giàu bản sắc văn hóa. Nơi đây còn lưu giữ, bảo tồn và phát huy được nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là những lễ hội, phiên chợ vùng cao, các làn điệu dân ca…

Toàn huyện Lục Ngạn có 226 di tích đình, đền, chùa, miếu, nghè, trong đó có 42 di tích được xếp hạng. Nhiều di tích cổ kính mang nét văn hóa đặc trưng, có giá trị về lịch sử, kiến trúc, tín ngưỡng, có thể phát huy giá trị về du lịch văn hóa.

Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết huyện xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, từng bước trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết huyện xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, từng bước trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

Bên cạnh đó là các thắng cảnh, tiêu biểu như hồ Cấm Sơn với diện tích mặt nước trên 2.600 ha, quanh hồ là những dãy núi cao, rừng nguyên sinh, vùng lòng hồ có nhiều đảo nhỏ trùng điệp. Hồ Khuôn Thần với diện tích khoảng 240 ha, có khung cảnh đẹp với nhiều đảo nhỏ xen giữa các rừng thông. Khu di tích quốc gia chùa Am Vãi nằm trên đỉnh núi cao tạo nên sự linh thiêng, tĩnh lặng, thư thái. Ngoài ra còn có các thắng cảnh khác như suối Cạnh, suối Đấy, suối Cặm...

Với những điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu được thiên nhiên ưu ái, cùng với sự sáng tạo của người dân, đến nay Lục Ngạn trở thành một trong những vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với nhiều loại quả được người tiêu dùng trong và nước ngoài ưa chuộng.

Ông Mai Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang phát biểu tại lễ khai mạc.

Ông Mai Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang phát biểu tại lễ khai mạc.

Huyện Lục Ngạn có 4 mùa quả ngọt trong năm và các sản vật đặc trưng có thể thu hút khách du lịch. Trong đó từ tháng 01 đến tháng 03 có cam V2 và táo; tháng 3 có mật ong; tháng 5, 6 có vải thiều; tháng 7, 8 có nhãn; tháng 9 đến tháng 12 có cam, bưởi, táo, ổi, chuối…

“Từ những tiềm năng, lợi thế đó, Lục Ngạn xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, từng bước đưa du lịch trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện”, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn La Văn Nam khẳng định.

Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Mai Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang đã biểu dương và chúc mừng cấp ủy, chính quyền, nhân dân huyện Lục Ngạn những kết quả đạt được trong thời gian qua.

Ông cũng cho biết, Lục Ngạn là địa phương đầu tiên trong tỉnh tổ chức được các chương trình du lịch theo mùa đảm bảo phù hợp với thực tế, hấp dẫn, khác biệt. Qua đó đã tạo tiếng vang lớn, được nhiều du khách biết và đến với Lục Ngạn, vừa góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, vừa tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc trưng của địa phương.

Du khách đến tham quan, trải nghiệm tại vườn bưởi được sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn huyện Lục Ngạn

Du khách đến tham quan, trải nghiệm tại vườn bưởi được sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn huyện Lục Ngạn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị, huyện Lục Ngạn cần xác định rõ những điểm trọng điểm, sản phẩm du lịch thế mạnh để xây dựng, đảm bảo hoàn chỉnh, mang đặc trưng riêng của địa phương. Đặc biệt, phải gắn kết được nhiều loại hình du lịch trên địa bàn huyện như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa - tâm linh và liên kết chuỗi du lịch với các địa phương lân cận.

Ngoài ra cần quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển du lịch như đường, điện, viễn thông; thu hút đầu tư xây dựng khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng. Người dân cần tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển kinh tế gia đình; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú, tạo sức hấp dẫn riêng thu hút khách du lịch…

Vùng đất Lục Ngạn có lịch sử phát triển lâu đời, cùng với bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc rất phong phú, đa dạng. Vị trí địa lý của huyện cũng thuận lợi có thể kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của khu vực phía Bắc.

Lục Ngạn còn được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp… Từ đó có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, trở thành một trung tâm du lịch tổng hợp hấp dẫn.

Tin liên quan

Đọc tiếp