Bagan - Khám phá vùng đất của những ngôi đền đẹp nhất Myanmar

Bagan - Khám phá vùng đất của những ngôi đền đẹp nhất Myanmar

DU LỊCH Myanmar
12:00 - 28/05/2022
Tại vùng Bagan cổ kính mang đậm màu sắc tâm linh và văn hóa của Myanmar, du khách không chỉ có nhiều trải nghiệm du lịch và ẩm thực độc đáo mà còn có thể đến thăm nhiều ngôi đền Phật giáo đẹp nhất Myanmar chỉ trong một không gian hẹp.

Phật giáo luôn là một phần quan trọng của nền văn hóa Myanmar ngay từ thế kỷ đầu tiên. Với tư cách là một cầu nối giao lưu văn hóa trong hàng nghìn năm, các vùng duyên hải và vùng thung lũng của quốc gia này là nơi sinh sống của nhiều người từ thời tiền sử và trong cả phần lớn thiên niên kỷ đầu tiên sau CN.

Thêm vào đó, tuyến đường thương mại trên bộ giữa Trung Quốc và Ấn Độ - hai nền văn minh lớn của nhân loại – đều đi qua biên giới của Myanmar. Các tàu buôn từ Ấn Độ, Sri Lanka và thậm chí xa hơn về phía tây đều tập trung về các cảng của nước này. Do đó, Myanmar từ lâu đã đóng vai trò là cửa ngõ phía Tây của lục địa Đông Nam Á.

Trên con đường giao thương của mình, các thương nhân Ấn Độ không chỉ mang theo những hàng hóa quý giá mà còn mang theo những ý tưởng tôn giáo, chính trị và luật pháp của mình. Chỉ trong vòng vài thập kỷ sau khi những thương nhân đầu tiên đến đây, truyền thống văn hóa Ấn Độ đã đem lại bộ mặt hoàn toàn khác cho xã hội, tư tưởng và nghệ thuật thủ công của Myanmar.

Dù vậy, bản sắc văn hóa riêng biệt của nước này vẫn không mất đi mà thay vào đó được kết hợp với văn hóa Ấn Độ để tạo nên một nền văn hóa đa dạng. Do được bao quanh 3 phía bởi núi và hướng còn lại là biển, Myanmar vẫn luôn có phần nào đó bị cô lập so với phần còn lại của Đông Nam Á. Đó cũng là lý do nước này phần nào đó có thể giữ nguyên bản sắc dân tộc dù chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn minh lân cận.

Thành phố cổ Bagan nhìn từ trên cao.

Thành phố cổ Bagan nhìn từ trên cao.

Là một trong những khu vực đầu tiên ở Đông Nam Á tiếp nhận Phật giáo, Myanmar chính thức trở thành trung tâm của Phật giáo Nguyên thủy vào thế kỷ 11. Tôn giáo này thậm chí còn nhận được sự bảo trợ bởi giới lãnh đạo đất nước và như một kết quả tất yếu, trở thành nền tảng tư tưởng của vương quốc Pagan từ thế kỷ 9 tới thế kỷ 13.

Những tín ngưỡng Phật giáo thậm chí còn hòa trộn vào đời sống người dân một cách sâu rộng, biểu hiện tại những kiến trúc chùa chiền và tu viện theo phong cách Phật giáo đầy tráng lệ, đặc biệt là tại Bagan – kinh đô của vương quốc Pagan cổ.

Khi tới thăm vùng đất tâm linh Bagan này, du khách có thể sẽ cảm thấy bị choáng ngợp bởi số lượng chùa và cả sự đa dạng trong những truyền thuyết đi kèm những công trình đó.

Đứng đầu danh sách này chắc chắn là chùa Shwe San Daw do ngôi chùa này là một trong những nơi cao nhất mà du khách có thể ngắm cảnh bình minh cũng như hoàng hôn trọn vẹn nhất. Đây cũng đồng thời là lý do khiến nó trở thành ngôi chùa phổ biến mà bất cứ ai tới thăm Bagan đều sẽ nhắc tới.

Myanmar thực ra có tới 4 chùa Shwe San Daw nằm ở Taungoo, Pyay và Twante và ngôi chùa ở Bagan chỉ là một trong số đó. Theo niềm tin của nhiều người, tất cả những ngôi chùa này là nơi cất giữ những sợi tóc của Đức Phật, do đó cái tên Shwe San Daw này mới bắt đầu được lưu truyền. Truyền thuyết này được hình thành do Vua Anawrahta muốn xây dựng một nơi lưu giữ tóc của Đức Phật mà ông đã mang về từ Thaton sau cuộc chinh phục Vương quốc Mon.

Chùa được xây dựng theo hình trụ nằm trên 5 bậc tam cấp. Vào năm 1957, ngôi chùa này được trùng tu và cải tạo bởi nhà sư Sayadaw U Wayama. Trong quá trình sửa chữa và tôn tạo, người ta đã tìm thấy 50 chiếc tượng Phật bằng đồng được chôn ở khu rừng gần đó.

Chùa Shwe San Daw là một trong những nơi ngắm cảnh bình minh và hoàng hôn đẹp nhất tại Bagan.

Chùa Shwe San Daw là một trong những nơi ngắm cảnh bình minh và hoàng hôn đẹp nhất tại Bagan.

Đền Htilominlo là một ngôi đền khổng lồ bằng gạch đỏ cao hơn 45m với kiến trúc chóp nhọn mang tính biểu tượng. Được xây dựng vào thế kỷ 13, ngôi đền được đặt theo tên của người xây dựng nó và cũng đồng thời là người trị vì vương quốc trong thời kỳ đó - Vua Htilominlo.

Ngôi đền này có 4 bức tượng Phật quay về 4 hướng khác nhau và có thể được nhìn thấy rõ ràng ở nhiều vị trí khác nhau. Hướng chính của ngôi đền là hướng Đông với các bậc thang được trang trí bằng những mảnh đá sa thạch tráng men màu xanh lá cây. Kiến trúc bên trong đền cũng chứa nhiều bức tranh bích họa về Phật giáo cùng các lá số tử vi được khắc trên tường. Tuy nhiên, một số bức tranh đã bị phong hóa và mất đi hình dáng ban đầu.

Đền Htilominlo được làm từ gạch đỏ và cao hơn 40m.

Đền Htilominlo được làm từ gạch đỏ và cao hơn 40m.

Đền Ananda, được xây dựng vào thế kỷ 11, là một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất trong khu vực Bagan. Theo dữ liệu chính thức, công trình này được coi là một trong những ngôi chùa lớn đầu tiên được xây dựng trên vùng đồng bằng này. Điều này khiến nó trở thành một chứng nhân lịch sử vẫn đang đứng vững sau gần 1.000 năm.

Một trong những yếu tố khiến nơi này toát lên vẻ đẹp khó cưỡng không những nằm ở chiều dài lịch sử của nó mà còn ở sự pha trộn độc đáo giữa phong cách kiến trúc Mon và Bắc Ấn. Thêm vào đó, đền Ananda cũng chứa một ngọn tháp bằng vàng vô cùng nổi bật mà du khách có thể phát hiện từ cách xa vài km.

Ở bên trong, ngôi đền được xây dựng theo bố cục đối xứng hoàn hảo với 4 bức tượng Phật khổng lồ cao hơn 9,5m và quay mặt về 4 hướng khác nhau. Khách du lịch cũng có thể nhìn thấy những bức bích họa về hành trình của Đức Phật từ khi Ngài được sinh ra đến khi kết thúc cuộc sống trên hơn 554 mảng trên tường của ngôi đền.

Theo truyền thuyết, 8 nhà sư từ Ấn Độ đã đến Bagan và được vua Kyanzittha cho yết kiến. Các nhà sư này đã kể cho nhà vua nghe về ngôi chùa huyền thoại trên dãy Himalaya trong khung cảnh tuyết trắng. Câu chuyện để lại cho nhà vua ấn tượng mạnh tới mức ông mong muốn có một ngôi chùa như vậy ở Bagan và đó chính là cách đền Ananda hình thành.

Đền Ananda được xây dựng từ thế kỷ 11 và đã tồn tại được gần 1000 năm.

Đền Ananda được xây dựng từ thế kỷ 11 và đã tồn tại được gần 1000 năm.

Là ngôi đền cao nhất tại Bagan với chiều cao 60m, Đền Thatbyinnyu là một kiến trúc mang tính biểu tượng khác của Bagan. Với đỉnh chính của ngôi đền xuyên qua bầu trời, đền Thatbyinnyu là một trong những di tích gây ấn tượng mạnh nhất tại thành phố cổ này của Myanmar.

Cũng giống như đền Ananda gần đó, ngôi đền này được tráng bằng vữa. Từ những vết lõm, các chuyên gia phát hiện ra bên trong đền Thatbyinnyu đáng nhẽ có hơn 500 mảng tranh mô tả cuộc đời của Đức Phật như ở đền Ananda. Tuy nhiên vì một lý do chưa được làm rõ, tất cả đều đã mất tích.

Ngôi đền cao nhất Bagan này đã bị cấm du khách thăm vào năm 2016 vì nguyên nhân bảo tồn di tích. Do vậy, du khách không còn có thể leo lên đỉnh của di tích này nữa. Tuy nhiên, việc quan sát đền Thatbyinnyu vẫn có thể được thực hiện từ những ngôi đền khác trong khu vực.

Đền Ananda là ngôi đền cao nhất tại Bagan với chiều cao 60m.

Đền Ananda là ngôi đền cao nhất tại Bagan với chiều cao 60m.

Đền Dahmmayan Gyi là một di tích tương đối đặc biệt tại Bagan không phải vì nó là ngôi đền lớn nhất ở nơi này mà do nó thiếu đi những ngọn tháp thường thấy ở những ngôi đền xung quanh đây.

Để so sánh, cấu trúc đền Dahmmayan Gyi cũng gần tương tự như các công trình kim tự tháp của người Aztec hoặc những kim tự tháp thời kỳ đầu của Ai Cập. Tuy nhiên, điều này xảy ra không phải do thiết kế vốn có của nó mà do nó đang được xây dựng thì bị bỏ dở.

Theo truyền thuyết, vua Narathu chính là người đã cho xây dựng ngôi đền này vào năm 1170 do lo sợ nghiệp xấu và quả báo sẽ quấn lấy mình sau khi sát hại các thành viên gia đình hoàng gia để chiếm ngai vàng. Sau đó, vua Narathu cũng qua đời và ngôi đền này từ đó bị bỏ dở.

Dahmmayan Gyi đặc biệt do nó là di tích duy nhất không có kiến trúc tháp nhọn.
Dahmmayan Gyi đặc biệt do nó là di tích duy nhất không có kiến trúc tháp nhọn.

Được xây dựng bởi vua Narapatisithu, một trong những người trị vì lâu nhất của Vương quốc Bagan, đền Sulamani là một di tích được hình thành nên từ gạch đỏ. Đền Sulamani được đặt theo tên của một viên hồng ngọc được vua Narapatisithu tìm thấy tại nơi ngôi đền được dựng lên. Bản thân từ Sulamani cũng có nghĩa đen là “viên ngọc nhỏ”.

Về mặt kiến trúc, ngôi đền này khá giống với đền Htilominlo ở thiết kế hình chóp chịu ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Ấn Độ. Trên hơn 500 mảng thuộc các bức tường, du khách có thể nhìn thấy hành trình từ cuộc sống đến cái chết của Đức Phật – một chủ đề vốn rất phổ biến trong các ngôi chùa lớn ở Bagan. Ngoài ra, các bước tường của chùa còn vẽ những câu chuyện khác về Đức Phật cũng như về một số sinh vật huyền bí.

Đền Sulamani được đặt theo tên của một viên hồng ngọc được vua Narapatisithu tìm thấy tại nơi ngôi đền được dựng lên.

Đền Sulamani được đặt theo tên của một viên hồng ngọc được vua Narapatisithu tìm thấy tại nơi ngôi đền được dựng lên.

Cũng là một ngôi đền khác được xây dựng dưới triều đại vua Narapatisithu, đền Taung Guni không nổi tiếng bởi quy mô lớn của nó. Trên thực tế, ngôi đền này có quy mô nhỏ hơn nhiều so với tất cả những ngôi đền khác đã được đề cập. Tuy nhiên, điểm thu hút của nó chính là phong cảnh hoàng hôn mà du khách có thể được chứng kiến trên đỉnh ngôi đền này.

Đền Taung Guni là một trong những địa điểm ngắm cảnh hoàng hôn đẹp nhất ở Bagan, Myanmar.

Đền Taung Guni là một trong những địa điểm ngắm cảnh hoàng hôn đẹp nhất ở Bagan, Myanmar.

Điểm thực sự thu hút của ngôi chùa này chính là việc nó là một trong những di tích lâu đời nhất được xây dựng bởi người sáng lập ra Vương quốc Pagan là vua Anawrahta. Thêm vào đó, ngôi chùa này cũng được mạ vàng, đem lại cho nó vẻ đẹp vừa rực rỡ vừa hoành tráng.

Chùa Shwezigon, do đó, không chỉ đóng vai trò quan trọng với Myanmar nói riêng mà còn với cả các tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới nói chung. Vào tháng 12 hàng năm, lễ hội Shwezigon thu hút nhiều tín đồ theo đạo trên toàn cầu tới để bày tỏ sự tôn kính với tinh thần cổ xưa của tín ngưỡng cũ trước khi vương quốc được chuyển đổi sang Phật giáo.

Tuy nhìn khá hiện đại, Chùa Shwezigon thực ra là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất bằng vàng được xây dựng bởi nhà sáng lập Vương quốc Pagan.

Tuy nhìn khá hiện đại, Chùa Shwezigon thực ra là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất bằng vàng được xây dựng bởi nhà sáng lập Vương quốc Pagan.

Hầu hết các ngôi đền và chùa ở Bagan đều chịu một chút ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, tuy nhiên đền Mahabodhi mới là ngôi chùa chịu ảnh hưởng phong cách kiến trúc Ấn Độ rõ ràng nhất.

Tuy là một Mahabodhi kiến trúc dành riêng cho Phật giáo, nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là một ngôi đền Hindu. Điều này xảy ra do đền Mahabodhi vốn được xây dựng giống với một ngôi đền cùng tên ở Bodhgaya, bang Bihar, Ấn Độ - nơi Đức Phật đã thành đạo.

Tổng thể toàn bộ ngôi đền là một cấu trúc hai tầng hành lang hình vòm cao khoảng 43 mét. Phần dưới của ngôi đền là một khối tứ giác nâng đỡ một ngọn tháp hình chóp cao. Phần đầu của ngôi đền là một chóp hình nón trên đầu có một chiếc ô thiêng bằng vàng được gọi là hti.

Toàn bộ di tích này được bao phủ bởi các hốc mang tượng Phật ngồi và xen kẽ với các mảng trang trí và đường gờ. Giống như đền Mahabodhi ở Bodhgaya, ngôi đền này quay mặt về phía đông.

Đền Mahabodhi được xây dựng để mô phỏng một ngôi đền cùng tên ở Bodhgaya, bang Bihar, Ấn Độ - nơi Đức Phật đã thành đạo.

Đền Mahabodhi được xây dựng để mô phỏng một ngôi đền cùng tên ở Bodhgaya, bang Bihar, Ấn Độ - nơi Đức Phật đã thành đạo.

Đọc tiếp