Bình Định tập huấn cho doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Nông Sản BÌnh định
11:07 - 27/06/2022
Bình Định tập huấn cho doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử
0:00 / 0:00
0:00
Nhằm đào tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử và các giải pháp số trong sản xuất và kinh doanh, Bình Định tổ chức Hội nghị tập huấn và kết nối thương mại điện tử với sự tham gia của các sàn lớn.

Hội nghị do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương Bình Định tổ chức hôm 25/6. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của các tỉnh, thành phố tại Bình Định.

Thúc đẩy nông sản tiêu thụ hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử

Hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết thời gian qua nhiều cá nhân như nhà vườn, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp bao tiêu nông sản, đơn vị xuất khẩu... cũng chủ động "chào hàng trực tuyến” trên thị trường thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Đình Kha, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Định phát biểu tại Hội nghị.

Ông Nguyễn Đình Kha, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Định phát biểu tại Hội nghị.

Đồng thời, ông Nguyễn Đình Kha, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Định cũng cho biết, dù tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tiêu thụ cho sản phẩm nông sản của địa phương để tháo gỡ các khó khăn, tuy nhiên, phương thức bán hàng nhỏ lẻ vẫn khiến nhiều đơn vị gặp khó khăn khi vận hành trên các sàn thương mại điện tử.

Chính vì vậy, đây là hoạt động thiết thực để hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương đẩy mạnh phân phối đưa sản phẩm qua thương mại điện tử tại thị trường trong nước, dần hướng đến tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín thế giới.

Tại Hội nghị, đại diện đến từ các sàn thương mại điện tử uy tín tại Việt Nam như Voso, Postmart, Lazada, Shopee… và các đối tác đã giới thiệu, hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp địa phương để phân phối sản phẩm trên sàn thương mại điện tử một cách hiệu quả. Đồng thời Ngân hàng VPBank và Công ty Icheck đã chia sẻ các giải pháp hỗ trợ ngân hàng số, thanh toán số, tài chính số khi doanh nghiệp muốn tham gia thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá.

Ngoài ra, các doanh nghiệp thương mại điện tử và logistics tại Hội nghị đã cung cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà cung cấp về các điều kiện, thủ tục, giấy tờ để đưa sản phẩm vào sàn thương mại điện tử, đặc biệt là quảng bá nông sản tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh Bình Định thông qua các chương trình tuần hàng, các chương trình khuyến mãi tại sàn thương mại điện tử.

Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt thông qua các sàn thương mại điện tử

Tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử là một xu thế tất yếu hiện nay. Cùng với các phương thức tiêu thụ truyền thống, kênh bán hàng trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử không những mở thêm cơ hội mới, giúp các hộ nông dân có thể giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã đã chủ động "chào hàng" trên các sàn thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã đã chủ động "chào hàng" trên các sàn thương mại điện tử.

Đại diện các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Postmart, Voso, Sendo, Tiki, Shopee, Lazada … cho biết họ cũng đang triển khai nhiều chương trình mở rộng nhà cung cấp sản phẩm Việt, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt, đặc sản địa phương và nông sản, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương ứng dụng thương mại điện tử ở khắp các tỉnh, thành phố, mang đến làn sóng mới trong sản xuất kinh doanh, sẵn sàng thay đổi và thích ứng với công nghệ số thời 4.0.

Hiện nay, dưới sự vào cuộc từ các cấp chính quyền và sự hỗ trợ của các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp logistic, tổ chức tài chính hay giải pháp số, việc đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử đã được doanh nghiệp, các hợp tác xã tại Bình Định nói riêng và trong cả nước nói chung ứng dụng bài bản hơn.

Các giải pháp số trong nông nghiệp đa dạng hơn và dần nâng cao được giá trị các sản phẩm tiêu biểu của địa phương, nâng cao kỹ năng về thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy sự chủ động của doanh nghiệp địa phương ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian tới, Việt Nam có thể phát triển tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa đặc sản ra thị trường thế giới thông qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Diễn ra từ ngày 24/6 đến 3/7, Hội chợ triển lãm sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của các tỉnh, thành phố tại Bình Định có quy mô khoảng 400 gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương, cùng các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của đoàn doanh nghiệp đến từ gần 30 tỉnh, thành phố lân cận.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.