Bộ Công Thương xây dựng Đề án hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

CHUYỂN ĐỔI SỐ Việt nAM
18:00 - 10/11/2021
Bộ Công Thương xây dựng Đề án hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Công Thương đang hoàn thiện đề án hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận, lựa chọn và thực hiện các giải pháp chuyển đổi số phù hợp trong giai đoạn 2021-2030

Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) tiếp tục là ưu tiên của Bộ Công Thương trong xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2022 và cả giai đoạn 2021-2030.

Đây là một trong những trọng tâm mà Bộ này triển khai các nhiệm vụ được Chính phủ giao nhằm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó tập trung xây dựng Đề án hỗ trợ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030.

Đề án được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp, tiếp cận toàn diện với các nội dung mang tính chiến lược để hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi số, thay vì chỉ đặt trọng tâm vào đầu tư cho công nghệ. Mục tiêu của Đề án hướng tới việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, lựa chọn và tiến hành hiệu quả các phương án, giải pháp chuyển đổi số phù hợp với hiện trạng và điều kiện của mình.

Một trong những vấn đề trọng tâm trong hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương là hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số - Ảnh minh họa

Một trong những vấn đề trọng tâm trong hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương là hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số - Ảnh minh họa

Các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án sẽ hướng tới 5 nhóm mục tiêu cụ thể, đó là: Thiết lập môi trường kiến tạo, tạo ra môi trường chính sách và pháp lý mang tính hỗ trợ cao cho doanh nghiệp ngành Công Thương chuyển đổi số, nhằm tạo nhận thức sâu sắc: Nâng cao hiểu biết về chuyển đổi số của toàn ngành song song với việc hình thành cơ chế hỗ trợ bền vững cho doanh nghiệp chuyển đổi số. Đồng thời, hình thành năng lực sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp ngành Công Thương phát triển năng lực triển khai chuyển đổi số bao gồm nguồn nhân lực, năng lực công nghệ và sáng tạo, nguồn tài nguyên dữ liệu và hạ tầng số cho chuyển đổi số.

Đi đôi với đó là dẫn dắt chuyên nghiệp, hỗ trợ trực tiếp các hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp theo phương thức hiệu quả và bền vững, bao gồm nhân lực chuyển đổi số chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, các dự án mẫu để đặt nền móng hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo và nền tảng số, cơ chế và tài nguyên hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp. Mục tiêu là tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển tầm nhìn bền vững, hình thành yếu tố chuyển đổi số bền vững cho doanh nghiệp ngành Công Thương như theo dõi tiến độ, đánh giá tác động của hoạt động chuyển đổi số đến doanh nghiệp để điều chỉnh phù hợp, hướng đến nền kinh số…

Các nội dung của Đề án được đánh giá là những giải pháp có tính chiến lược trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030. Việc phê duyệt và triển khai của Đề án được kỳ vọng sẽ đóng góp quan trọng trong nỗ lực thực hiện chuyển đổi số của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt nhất cơ hội từ CMCN 4.0, từ đó góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Trong đó, mục tiêu cụ thể là tỉ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%. Tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

TikTok tiếp tục gặp rắc rối tại Mỹ

TikTok tiếp tục gặp rắc rối tại Mỹ

Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FTC) đang tiến hành điều tra TikTok về các hoạt động dữ liệu và bảo mật. Động thái này diễn ra trong bối cảnh TikTok đang phải đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ nếu ByteDance không thoái vốn quyền sở hữu ứng dụng này.