Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế đánh giá tác động giá test-kit COVID-19

dược phẩm Việt nAM
17:05 - 02/10/2021
Chi phí xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhiều cơ sở y tế còn cao, trong khi giá kit test nhanh ngày càng giảm. Ảnh: Hiếu Nghi/NLD
Chi phí xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhiều cơ sở y tế còn cao, trong khi giá kit test nhanh ngày càng giảm. Ảnh: Hiếu Nghi/NLD
0:00 / 0:00
0:00
14 hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị đưa sản phẩm test nhanh covid-19 vào diện bình ổn giá vì dịch còn kéo dài, nhu cầu cao trong khi giá thị trường đắt đỏ.

Bộ Tài chính căn cứ vào Luật giá 2012 và Nghị định 177/2013 cho rằng: test-kit COVID-19 không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.

Tuy nhiên, Luật Giá 2012 quy định hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá là hàng hóa, dịch thiết yếu cho sản xuất, đời sống. Có hai tiêu chí dùng để xác định là: Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông và hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.

Chi phí xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhiều cơ sở y tế còn cao, trong khi giá kit test nhanh ngày càng giảm. (Ảnh: HIẾU NGHI/NLD)

Chi phí xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhiều cơ sở y tế còn cao, trong khi giá kit test nhanh ngày càng giảm. (Ảnh: HIẾU NGHI/NLD)

Luật Giá cũng quy định: “Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”.

Nghị định 177/2013 quy định trình tự chi tiết hơn. Theo đó, nếu cần thiết phải điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thì trên cơ sở đề nghị của các bộ, UBND cấp tỉnh, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Bộ Tài chính cho hay: cơ quan này ghi nhận đề xuất của Hiệp hội các doanh nghiệp. Tuy vậy, theo quy định trong Luật Giá, thì Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu đánh giá làm rõ sự cần thiết, đánh giá kỹ về yêu cầu quản lý, những tác động của mặt hàng này đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố thị trường và cơ chế tổ chức thực hiện sau khi Bộ Y tế quản lý giá theo danh mục bình ổn giá.

Thực hiện các bước như vậy thì Bộ Tài chính mới có văn bản đề xuất danh mục mặt hàng, đối tượng, biện pháp …bình ổn giá theo quy định pháp luật về bình ổn giá.

Thông cáo của Bộ Tài chính nêu: “Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Y tế trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định theo thẩm quyền”.

Bên cạnh đó, hiện nay, Bộ Tài chính đang đánh giá tổng thể để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giá năm 2012, theo đó sẽ phối hợp với Bộ Y tế cũng như các Bộ, ngành có liên quan đánh giá, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật giá năm 2012 trong đó rà soát bổ sung các mặt hàng nhà nước quản lý theo trình tự, thủ tục quy định, phù hợp yêu cầu quản lý và thực tiễn phát sinh./.

Tin liên quan

Đọc tiếp