Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Việc lập bảng giá đất thay khung giá là đương nhiên'

LUẬT ĐẤT ĐAI Việt nAM
16:17 - 05/08/2022
0:00 / 0:00
0:00
Theo Bộ trưởng, việc dự thảo Luật Đất đai quy định bỏ khung giá đất, thay vào đó các địa phương sẽ công bố bảng giá đất hằng năm sẽ đưa ra giá đất sát với thị trường, mở ra cơ hội phát triển cho hoạt động đấu giá đất.

Trả lời thắc mắc của đại biểu tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chiều 4/8, về hiệu quả của việc bỏ khung giá đất và thay vào đó là các địa phương sẽ công bố bảng giá đất hằng năm, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định: "Định giá là vấn đề mấu chốt của mọi vấn đề, định giá đất đúng sẽ giải quyết mọi chuyện một cách công khai minh bạch".

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội thảo.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội thảo.

"Việc đưa bảng giá đất thay khung giá là đương nhiên. Khung giá đã làm ra câu chuyện rất méo mó về giá đất, khung giá nhiều khi chỉ bằng 1/10, 1/100 giá trị thực tế, còn bảng giá thay đổi theo thị trường 5 năm 1 lần với điều kiện dao động trên 20-30%", Bộ trưởng phân tích.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho biết: "Giá đất được xác định bằng 4 phương pháp và cần số liệu, số liệu lại là bảng giá đất, quay đi quay lại lại dựa trên một nền tảng chung. Bộ đã nhìn thấy vấn đề này, để có bảng giá đất chính xác nhất, chúng ta đang xây dựng một nền tảng vững chắc về dữ liệu giá đất và giao dịch phổ biến trên thị trường".

Lấy quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh để làm quy hoạch chung là không phù hợp

"Quy hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý nguyên và nguồn lực của nhà nước bao gồm cả an ninh quốc phòng và vấn đề liên quan môi trường, không gian khác, với quy hoạch đất cấp tỉnh hiện nay thì không thể đáp ứng được quy mô đó".

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

"Quy hoạch đất cấp tỉnh hiện nay đang có tầm nhìn đến 2030 trong khi quy hoạch đất là một nội dung lớn bởi đất là tài nguyên hữu hạn và quan trọng. Quản lý đất phải gắn với diện tích đất và số lượng đất quản lý phải gắn với người sử dụng đất, người sản xuất. Quản lý tài nguyên là phải dựa trên tài nguyên chứ không phải dựa trên mong muốn của con người, không thể muốn làm gì thì làm", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về quy hoạch sử dụng đất, Bộ trưởng cũng chỉ ra một vấn đề: "Quy hoạch đất đai không đi theo quy hoạch xây dựng mà hai bên phải đi song song với nhau. Tuy nhiên bên nào là tiêu chí cứng thì phải lấy làm ưu tiên. Sau khi các quy hoạch đất đai và xây dựng được phê duyệt sẽ lấy đó làm công cụ để phê duyệt kế hoạch sử dụng đất".

"Quy hoạch sử dụng đất sẽ gắn với dự án ưu tiên đặt trên cơ sở quy hoạch xây dựng đã có; lựa chọn nhà đầu tư; nguồn lực; ý tưởng thiết kế và phải chọn quyết sách cho phù hợp với việc chuyển dịch thu hồi đất đai có phù hợp với lực lượng lao động hay không thì chúng ta mới làm", ông Trần Hồng Hà nói thêm.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà.

Đối với đất thương mại, dịch vụ, người đứng đầu Bộ TN&MT khẳng định: "Đất thương mại, dịch vụ Luật quy định 50 năm là 50 năm. Địa phương nào muốn để tận thu mà đưa đất thương mại dịch vụ thành đất dài hạn thì phải xem lại, còn doanh nghiệp không có lỗi trong chuyện này. Đất 50 năm Nhà nước vẫn cấp sổ hồng, nhà đầu tư vẫn mua kinh doanh theo luật dân sự".

Tuy nhiên, ông Hà cũng cho rằng trong quy hoạch xây dựng cũng phải tính đến một vấn đề về đất sử dụng hỗn hợp. Nếu trong 1 tòa nhà mà điều kiện kỹ thuật cho phép thì có thể cho 30% là đất ở, 70% là đất thương mại dịch vụ hoặc đất kinh doanh ở bên dưới. Trong 1 tòa nhà có 2 chế độ sử dụng đất không vấn đề gì.

Ảnh tác giả

Đất ở có thể làm thương mại, dịch vụ nhưng với điều kiện phải tuân thủ các điều kiện nhà ở. Nhà ở mà kinh doanh karaoke, bán gas thì phải xem lại. Đất sử dụng với chức năng gì thì phải bảo vệ chức năng đó.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà

Quyền sử dụng đất của người nước ngoài là một vấn đề rất nhạy cảm

Tại hội thảo, đại diện một tập đoàn bất động sản cho rằng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa có quy định về quyền sử dụng đất của người nước ngoài tại Việt Nam. Pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản hiện nay có "xung đột" về quyền sử dụng đất của cá nhân nước ngoài với sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài.

Giải đáp thắc mắc, góp ý nêu trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: "Luật Đất đai chưa bao giờ mở về quyền sử dụng đất đối với người nước ngoài tại Việt Nam". Theo ông Hà, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới vấn đề này cũng "nhạy cảm", liên quan đến an ninh quốc phòng nên Việt Nam hoãn lại chưa giải quyết.

"Luật Đất đai sắp tới sẽ điều chỉnh, đưa ra những chế định về đất đai để làm tốt khâu đảm bảo an ninh quốc phòng. Đồng thời quy định rất cụ thể doanh nghiệp nào được nằm trong khu vực an ninh quốc phòng. Doanh nghiệp nào muốn có người nước ngoài thì đừng tiếp cận khu vực đấy", tư lệnh ngành nhấn mạnh.

Tin liên quan

Đọc tiếp