Khẳng định báo chí là phương tiện quan trọng trong công tác truyền thông chính sách, nhưng Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra, báo chí đang thiếu cả thông tin và ngân sách để làm tuyên truyền.
Công tác truyền thông chính sách thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên ở nhiều địa phương, bộ ngành, công tác này vẫn chưa được coi trọng dẫn đến những sự cố truyền thông gây ảnh hưởng tiêu cực.
Theo các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp không chủ động, chỉ khi nào có khủng hoảng truyền thông mới xử lý nên luôn bị chậm. Nếu muốn thoát khỏi vòng xoáy tin giả, doanh nghiệp phải có kế hoạch bài bản về truyền thông và luôn luôn phải đi trước một bước.
Theo Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, mức phạt cho hành vi tung tin giả ở Việt Nam hiện đã tăng lên 3 lần so với trước, nhưng so với các nước trong khu vực mức phạt này vẫn chỉ bằng 1/10, nên sẽ tham mưu cho Chính phủ nâng mức răn đe cho hành vi này.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, ngày 4/11, Quốc hội sẽ dành cả ngày để đại biểu chất vấn các thành viên Chính phủ về các vấn đề nóng liên quan đến lĩnh vực thông tin truyền thông và nội vụ.
Theo ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ TT&TT), công nghệ chính là chìa khoá thúc đẩy bản sắc ASEAN, giống như Hàn Quốc đã thành công trong việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số để quảng bá văn hóa và giá trị quốc gia ra thế giới.
Các nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile, Local, Itel và Gmobile ngày 29/8 đã cùng ký thoả thuận cam kết thực hiện kế hoạch ngăn chặn, xử lý cuộc gọi rác và quản lý thông tin thuê bao di động.
Đây là mục tiêu được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ngày 29/7.
Dịch vụ Mobile Money cung cấp cho người dùng một tài khoản sử dụng gắn liền với thuê bao di động. Tài khoản này tương tự như tài khoản viễn thông, nhưng được phép sử dụng để chuyển tiền, thanh toán dịch vụ, hàng hoá hợp pháp tại Việt Nam.
Những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam liên tục tăng trưởng, từ mức 45.600 doanh nghiệp năm 2019 lên 58.000 năm 2020 và đạt 64.000 doanh nghiệp năm 2021. Mục tiêu kế hoạch đặt ra năm 2022, Việt Nam sẽ đạt 70.000 doanh nghiệp.
Bộ TT&TT đã quyết định phát hành 3 bộ tem bưu chính về đề tài “Biển, đảo Việt Nam” trong các năm 2018, 2020, 2022 nhằm đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam qua tem bưu chính.