Bộ Y tế chính thức tiêm vaccine Pfizer cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

COVID-19 VACCINE
15:22 - 01/03/2022
Vaccine Pfizer được phê duyệt tiêm cho trẻ 5-12 tuổi
Vaccine Pfizer được phê duyệt tiêm cho trẻ 5-12 tuổi
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Y Tế hôm nay quyết định cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm vaccine Covid-19, với liều lượng 0,2ml/liều do Pfizer sản xuất.

Ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký Quyết định số 457/QĐ-BYT sửa đổi Điều 1 Quyết định số 2908/QĐ-BYT, phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Văn bản 2908 trước đó được ký ngày 12/6/2021.

Theo Quyết định 457 có hiệu lực từ hôm nay, vaccine được phê duyệt có tên Comirnaty (Tên khác: Pfizer BioNTech COVID-19-19 Vaccine).

Theo quyết định, người từ 12 tuổi trở lên được tiêm mỗi liều 0,3 ml chứa 30 mcg vaccine mRNA COVID-19 (được bọc trong các hạt nano lipid) dưới dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm và hỗn dịch tiêm; còn vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, mỗi liều 0,2 ml chứa 10 mcg dưới dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm.

Vắc xin COVID-19 này do công ty Pfizer Manufacturing Belgium NV (Bỉ); BioNTech Manufacturing GmbH (Đức); Pharmacia and Upjohn Company LLC (Hoa Kỳ); Hospira Incorporated (Hoa Kỳ) sản xuất.

Quyết định 457 này có hiệu lực kể từ ngày hôm nay, 1/3, bãi bỏ Quyết định số 4035/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị mọi người từ 5 tuổi trở lên nên tiêm ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị mọi người từ 5 tuổi trở lên nên tiêm ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt.

Vaccine Pfizer dành cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi được cho là có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa nhiễm Covid-19.

Trước khi khuyến cáo tiêm vắc xin cho trẻ em, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã xác nhận vaccine Pfizer đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả để cấp phép khẩn cấp ở trẻ từ 5 đến 11 tuổi.

Tiêm chủng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên có thể bảo vệ các thành viên trong gia đình, giúp làm chậm sự lây lan của Covid-19 trong cộng đồng, đảm bảo trẻ có thể đến trường và tham gia vào các hoạt động khác.

Trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ sau khi tiêm chủng

Các thử nghiệm lâm sàng với trẻ từ 5 đến 11 tuổi xác nhận không có mối lo ngại nghiêm trọng nào về an toàn. Các phản ứng phụ là nhẹ và tương tự như vắc xin thông thường.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra ở trẻ sau khi tiêm chủng là đau tại chỗ tiêm, đau đầu, đau cơ, sốt nhẹ. Những tác dụng phụ này sẽ khỏi sau vài ngày, một số trẻ không có tác dụng phụ. Cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc giảm đau trước khi tiêm phòng.

Liều lượng vaccine COVID-19 không dựa trên cân nặng mà dựa vào độ tuổi. Mũi thứ 2 sẽ được tiêm 3 tuần sau mũi 1, nhằm giúp trẻ được bảo vệ nhiều nhất và có khả năng miễn dịch cao hơn.

Sau khi tiêm mũi 1, trẻ ở lứa tuổi giữa 11 và 12, nên tiêm mũi 2 là vắc xin dành cho người từ 12 tuổi trở lên. Nhưng nếu đã lỡ tiêm loại vaccine dành cho trẻ từ 5 - 11 tuổi thì vẫn được xem là đã tiêm đầy đủ.

Tuy vậy, theo dữ liệu mới công bố từ cơ quan y tế bang New York, Mỹ, hiệu quả của vaccine Pfizer trên trẻ 5-11 tuổi kém hơn so với khi tiêm cho thanh thiếu niên hoặc người lớn. Điều này được giải thích là do trẻ 5-11 tuổi chỉ được nhận 1/3 liều vaccine Pfizer so với thanh thiếu niên và người lớn.

Nghiên cứu mới cho thấy khả năng bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm khá thấp sau một tháng trẻ tiêm đủ hai liều. Song, tác dụng bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị bệnh nặng, nhập viện, tử vong vẫn rất tốt. Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn biến chủng Omicron xuất hiện lây lan rộng ở bang New York, Mỹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh trẻ em vẫn nên tiêm vaccine Covid-19. Ông Eli Rosenberg, Phó giám đốc khoa học của Bộ Y tế bang New York, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Điều này không gây ngạc nhiên bởi đây là vaccine được phát triển để ứng phó với các biến chủng trước đó. Sự suy giảm nhanh chóng của vaccine gây đáng tiếc song, trẻ em vẫn nên tiêm vaccine để được bảo vệ chống lại nguy cơ mắc bệnh nặng”.


Tin liên quan

Đọc tiếp