Các cách thức để Nga có thể lách cấm vận dầu

dầu mỏ NGA
06:18 - 03/06/2022
0:00 / 0:00
0:00
Đối phó với lệnh cấm vận xuất khẩu dầu mỏ của phương Tây, Nga đang tìm các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của các lệnh này bằng việc tìm kiếm người mua mới hoặc cắt giảm sản lượng để giữ giá dầu cao, dẫn tới tác động tới nền kinh tế toàn cầu.

Sau khi vấp phải thách thức và phản đối từ các quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu của Nga như Hungary, lệnh cấm 90% dầu thô của Nga cuối cùng cũng được các nhà lãnh đạo EU chính thức thông qua hôm đầu tuần. Theo CNBC, đây được coi như động thái cứng rắn nhất từ trước tới giờ mà khối này áp đặt lên Nga do các hành động quân sự mà nước này tiến hành tại Ukraine.

Phản ứng lại lệnh cấm này, bà Helima Croft, người đứng đầu chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, cho biết các động thái của Nga sẽ được theo dõi chặt chẽ trên toàn thế giới. Do nước này là nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới và đồng thời là nhà xuất khẩu dầu thô thứ 2 thế giới theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, bất kỳ hành động đáp trả nào cũng sẽ gây ảnh hưởng tới thị trường dầu vốn đang gặp áp lực.

Ấn Độ và Trung Quốc đã tận dụng thời cơ mua nhiều dầu giá rẻ từ Nga. Ảnh: Mint_Print

Ấn Độ và Trung Quốc đã tận dụng thời cơ mua nhiều dầu giá rẻ từ Nga. Ảnh: Mint_Print

Nga có thể tìm kiếm khách hàng khác

Hiện khoảng 36% lượng dầu nhập khẩu của EU là tới từ Nga. Với các nước không có cảng biển như Hungary và một số quốc gia khác, con số này thậm chí còn cao hơn nhiều. Tuy nhiên với lệnh cấm vận dầu của EU đã chính thức được thông qua, không chỉ EU phải đi tìm các nhà cung cấp mới mà Nga cũng sẽ phải đi tìm kiếm khách hàng mới cho lượng dầu thô bị trừng phạt của mình.

Theo ông Mikhail Ulyanov, đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế tại Vienna, cho biết Nga sẽ tìm kiếm các khách hàng nhập khẩu khác từ các châu lục khác. Còn vấn đề liệu những thùng dầu này có tìm được tới thị trường Ấn Độ, Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ hay không còn phụ thuộc vào việc EU có lựa chọn nhắm mục tiêu vào các dịch vụ vận tải hay không.

Ngoài ra, nó cũng phụ thuộc vào việc liệu Mỹ có lựa chọn áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp như nước này từng áp đặt lên Iran hay không. Số lượng dầu được bán ra của Nga do đó cũng sẽ ảnh hưởng tới giá dầu trên toàn cầu.

Hiện Nga đang có 2 khách hàng lớn có khả năng sẽ mua dầu thô chính là Trung Quốc và Ấn Độ – 2 nền kinh tế tỷ dân với nhu cầu năng lượng khổng lồ. Ngay sau khi Nga bị Mỹ và các đồng minh áp đặt lệnh cấm vận kinh tế, 2 nước này vẫn luôn nằm trong số các quốc gia không đồng tình với lệnh cấm vận và tiếp tục các hoạt động giao thương kinh tế với Nga như bình thường. Tuy Ấn Độ vốn là nước nhập khẩu chỉ từ 2% tới 5% lượng dầu thô của Nga trong 1 năm, nước này đã chớp lấy cơ hội dầu giá rẻ trong bối cảnh cả nước đang thiếu năng lượng và gia tăng đáng kể lượng mua vào.

Theo công ty dữ liệu hàng hóa Kpler, Ấn Độ đã mua 11 triệu thùng dầu Ural vào tháng 3 và con số này đã tăng lên lần lượt 27 triệu vào tháng 4 và 21 triệu vào tháng 5. Các con số này đều cao hơn rất nhiều, tương phản hoàn toàn với 12 triệu thùng dầu mà nước này mua từ Nga trong cả năm 2021.

Trung Quốc vốn vẫn là một khách hàng dầu lớn của Nga và sau khi chiến sự nổ ra, lượng nhập khẩu của nước này cũng tăng vọt. Từ tháng 3 tới tháng 5 năm nay, Trung Quốc đã nhập 14,5 triệu thùng dầu – tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái theo dữ liệu của Kpler.

Ngoài hai nền kinh tế tỷ dân này, Nga còn có thể tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng khác từ các khu vực đang phát triển như Đông Nam Á, điển hình là Indonesia. Trước đó, các tập đoàn lớn của nền kinh tế lớn nhất ASEAN cũng đã đề nghị mua than từ Nga trong bối cảnh quốc gia này gặp vấn đề trong việc bảo đảm an toàn nguồn cung than cho các hoạt động sản xuất điện.

Nhiều ý kiến cho rằng Nga có thể cắt giảm sản lượng để giữ giá dầu cao nhằm bù đắp thiệt hại. Ảnh: Getty Images

Nhiều ý kiến cho rằng Nga có thể cắt giảm sản lượng để giữ giá dầu cao nhằm bù đắp thiệt hại. Ảnh: Getty Images

Nga còn có thể cắt giảm sản lượng

Ngoài việc tìm kiếm khách hàng khác và giảm giá dầu, Nga cũng có thể cắt giảm sản lượng và xuất khẩu dầu thô để giữ giá dầu ở mức cao. Bằng cách này, Moscow có thể giảm bớt tác động của việc sụt giảm xuất khẩu lên thu nhập tài chính của mình.

Hôm 29/5, Phó chủ tịch công ty dầu mỏ Lukoil của Nga Leonid Fedun, cũng đồng tình với ý kiến này. Theo ông, Nga nên cắt giảm sản lượng dầu xuống 30% để đẩy giá lên cao hơn và tránh bán các thùng với giá chiết khấu.

Các quan chức Washington cũng đang lo ngại về viễn cảnh Nga cắt giảm sản lượng xuất khẩu trong mùa hè. Nguyên nhân là do nó có thể gây ra thiệt hại kinh tế tối đa cho châu Âu và đồng thời giúp nước này kiểm tra được phản ứng của các quốc gia thành viên trong khối.

Các lo ngại này ngày càng gần sự thật khi lượng hàng tồn kho dầu của các quốc gia đều đang ở mức “thấp đáng báo động”. Sự cắt giảm công suất lọc dầu kèm với việc Nga cắt giảm sản lượng và xuất khẩu đang khiến nhiều người đặc biệt lo ngại về tương lai.

Theo ông Edward Gardner, nhà kinh tế hàng hóa tại Capital Economics, Nga có thể bù đắp các tác động của lượng xuất khẩu giảm bằng giá cao. Tuy sản lượng dầu của Nga tới cuối năm dự kiến sẽ giảm 20%, hiện giá dầu thô Ural của nước này vẫn đang được bán ở mức 95 USD/thùng – mức giá cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Thay đổi quyền sở hữu các tàu vận chuyển dầu cũng là một trong những cách lách cấm vận. Ảnh: Shutterstock

Thay đổi quyền sở hữu các tàu vận chuyển dầu cũng là một trong những cách lách cấm vận. Ảnh: Shutterstock

Thay đổi quyền sở hữu tàu để lách cấm vận

Theo công ty trí tuệ nhân tạo hàng hải Windward, kể từ khi chiến dịch quân sự của Nga bắt đầu hôm 24/2, các tàu thuyền đã ghi nhận hơn 180 lần thay đổi quyền sở hữu từ các thực thể Nga san g các tàu không thuộc Nga. Riêng trong 3 tháng kể từ tháng 2, số lượng thay đổi ghi nhận được đã chiếm hơn một nửa số lần thay đổi các tàu Nga trong cả năm 2021.

Dữ liệu độc quyền của Windward cũng cho thấy điểm đến của nhiều tàu Nga là các công ty có trụ sở tại Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Na Uy.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.