Các công ty chứng khoán 'dắt tay' nhau rời danh sách vốn hóa tỷ USD

SSI VND
10:36 - 17/06/2022
Các công ty chứng khoán 'dắt tay' nhau rời danh sách vốn hóa tỷ USD
0:00 / 0:00
0:00
Cổ phiếu ngành chứng khoán gặp khó khi thanh khoản thị trường sụt giảm khiến bộ đôi VNDirect và SSI từng có thời điểm vượt ngưỡng 2 tỷ USD vốn hóa đã phải "rớt đài", rơi khỏi danh sách các công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất mới cập nhật.

Thị trường chứng khoán vừa trải qua một phiên giao dịch ngày 16/6 đầy hưng phấn với sắc xanh bao phủ rộng, VN-Index tăng gần 23 điểm với số mã xanh áp đảo so với số mã giảm điểm ngay sau khi nhận "tin vui" từ Fed. Tuy nhiên, phần lớn cổ phiếu nhóm chứng khoán lại ở chiều ngược lại với xu hướng chung khi vẫn chìm trong sắc đỏ.

Cụ thể, cổ phiếu của CTCP Chứng khoán SSI với phiên giảm thứ 6 liên tiếp trong đó có 2 phiên sàn, đã rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm trở lại đây. Tại mức thị giá 22.150 đồng/cổ phiếu, vốn hóa CTCK này hiện còn chỉ xấp xỉ 21.989 tỷ đồng, "bốc hơi" gần 60% so với đỉnh và chính thức rớt khỏi nhóm tỷ USD trên sàn chứng khoán.

Giao dịch cổ phiếu SSI.

Giao dịch cổ phiếu SSI.

Thậm chí cổ phiếu của CTCP Chứng khoán VNDirect còn giảm gần kịch sàn. Mức giảm 6,7% phiên 16/6 đã đưa mã VND của công ty này xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2021. Giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn 22.100 tỷ đồng, "bốc hơi" gần một nửa so với thời điểm đạt đỉnh hồi đầu tháng 4. Như vậy, VNDirect – cái tên trụ lại cuối cùng ngành chứng khoán cũng đã rời khỏi câu lạc bộ tỷ USD vốn hóa.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, VNDirect vẫn là công ty chứng khoán lớn nhất sàn chứng khoán cả theo tiêu chí vốn hóa thị trường và vốn điều lệ. Với việc tăng vốn thành công gần đây, vốn điều lệ của VNDirect đã lên đến hơn 12.000 tỷ đồng, tương đương với một số ngân hàng thương mại tầm trung.

Giao dịch cổ phiếu VND.

Giao dịch cổ phiếu VND.

Danh sách tỷ USD vốn hóa sạch bóng công ty chứng khoán là một tín hiệu buồn đối với nhóm ngành từng rất thăng hoa trong nửa sau của năm 2021 và những tháng đầu năm nay.

Theo lý giải của các chuyên gia, một trong những yếu tố chính khiến cổ phiếu ngành chứng khoán gặp khó đến từ sự sụt giảm của thanh khoản thị trường. Lãi suất có xu hướng tăng sau thời gian dài duy trì ở mức thấp đã có tác động không nhỏ đến dòng tiền vào thị trường. Bên cạnh đó, những biến cố trên trái phiếu cũng ảnh hưởng đáng kể đến thanh khoản thị trường cổ phiếu.

Theo thống kê, thanh khoản bình quân phiên trên HoSE đã có xu hướng giảm mạnh từ sau khi đạt đỉnh vào tháng 11 năm ngoái. Trong tháng 5 vừa qua, giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 13.800 tỷ đồng/phiên, thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán, thanh khoản thấp cũng khiến cổ phiếu ngành chứng khoán khó hấp thụ được lượng cung lớn từ các đợt phát hành tăng vốn trước đó.

Bên cạnh tác động từ biến cố trên thị trường trái phiếu, lãi suất tăng cũng là một trong những nguyên nhân trọng yếu ảnh hưởng đến dòng tiền vào chứng khoán. Rạng sáng ngày 16/6 (theo giờ Việt Nam), Fed đã nâng lãi suất thêm 0,75% - mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994. Sau nhiều tuần được dự đoán, lãi suất chuẩn hiện dao động ở mức 1,5% - 1,75%, cao nhất kể từ ngay trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra vào tháng 3/2020.

Lãi suất tăng sau thời gian dài duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch là xu hướng không thể tránh khỏi và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các ngân hàng thương mại trong nước thời gian gần đây cũng bắt đầu tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm – một trong những kênh đầu tư thay thế chứng khoán.

Dù chưa có số liệu chính xác nhưng việc một phần dòng tiền rút ra khỏi chứng khoán để chuyển sang gửi tiết kiệm là điều không bất ngờ. Theo thống kê, thanh khoản bình quân phiên trên HoSE đã có xu hướng giảm mạnh từ sau khi đạt đỉnh vào tháng 11 năm ngoái. Trong tháng 5 vừa qua, giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt 13.800 tỷ đồng/phiên, thấp nhất kể từ tháng 2/2021.

Khó khăn trong ngắn hạn nhưng không thể phủ nhận triển vọng dài hạn của ngành chứng khoán nhờ dư địa tăng trưởng số lượng nhà đầu tư tham gia còn nhiều. Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng các công ty chứng khoán sẽ có sự phân hóa ngày càng rõ rệt và những cái tên "đuối" hơn rất có thể sẽ bị bỏ lại thậm chí đào thải.

Theo đánh giá của đội ngũ phân tích của Vnstockmarket, sự phát triển của ngành chứng khoán nói chung sẽ bắt đầu có sự phân hóa lớn giữa các công ty theo nhiều yếu tố như chất lượng dịch vụ đầu tư, chính sách và định hướng của nhà nước đối với thị trường chứng khoán hay mức độ cạnh tranh của các công ty trong ngành.

Đồng quan điểm, ACBS nhận định mảng môi giới chứng khoán có mức độ cạnh tranh cao khi có tới 74 công ty chứng khoán trong khi sản phẩm ít có sự khác biệt giữa các công ty. Bên cạnh đó, hoạt động tự doanh dự báo sẽ gặp khó khăn trong quý 2/2022 do thị trường diễn biến kém thuận lợi. Đây là 2 mảng hoạt động chính đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của các CTCK bên cạnh cho vay ký quỹ (margin).

Đọc tiếp

Doanh nhân Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Đức Giang phát biểu tại đại hội. Ảnh: Minh Phong

ĐHĐCĐ Đức Giang: Sáp nhập PAT

Nghiên cứu sáp nhập PAT là một trong các định hướng đầu tư quan trọng của Hóa chất Đức Giang trong năm 2024, bên cạnh xúc tiến xin giấy phép dự án Alumin hay khởi công tổ hợp xút Nghi Sơn giai đoạn 1.
ĐCĐCĐ Gelex. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu 1,3 tỷ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) được tổ chức ngày 28/3 tại Khách sạn Melia Hanoi, Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo. Đại hội có sự tham dự của 54,05% vốn điều lệ công ty.