Các lãnh đạo ngân hàng ACB mua lại hơn 427.500 cổ phiếu ESOP

NGÂN HÀNG Việt nAM
20:27 - 31/08/2022
0:00 / 0:00
0:00
Thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) cho biết, lãnh đạo cấp cao tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa có thông báo giao dịch cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). 

Trong đó, ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc ACB là người nhận nhiều cổ phiếu thưởng theo chương trình ESOP nhất với 90.000 cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 0,023%, tương đương với 774.531 cổ phiếu.

Tiếp theo là hàng loạt Phó Giám đốc ACB cũng lần lượt nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu với ông Nguyễn Văn Hòa là 75.000 cổ phiếu, bà Nguyễn Ngọc Như Uyên và ông Nguyễn Khắc Nguyện cùng nhận 70.000 cổ phiếu, ông Bùi Tấn Tài nhận 50.000 cổ phiếu.

Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đàm Văn Tuấn cũng giao dịch 40.000 cổ phiếu thưởng ESOP, nâng tổng số cổ phiếu sở hữu lên 176.037 cổ phiếu.

Tổng số cổ phiếu thưởng theo chương trình ESOP sau giao dịch mà những lãnh đạo này sẽ được nhận là hơn 427.500 cổ phiếu. Thời gian dự kiến thực hiện các giao dịch theo hiệu lực phê duyệt của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).

Ngoài ra, Ban chấp hành Công đoàn ACB cũng chuyển nhượng hơn 4,1 triệu cho nhân viên theo quy chế ESOP của ngân hàng. Công đoàn sẽ thực hiện chuyển quyền sở hữu thông qua VSD.

Cũng trong tháng 8/2022, em ruột bà Đặng Thu Thủy - thành viên HĐQT Ngân hàng ACB cũng đã có giao dịch đăng ký bán 100.000 cổ phiếu ACB, giảm lượng nắm giữ xuống 1,01 triệu đơn vị, chiếm 0,03% vốn được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 25/8 đến 23/9 với mục đích tài chính cá nhân.

Trước giao dịch, bà Đặng Thu Vân nắm giữ hơn 1,1 triệu cổ phiếu ACB, tương đương với tỷ lệ 0,032%.

Về kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2022 ngân hàng ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 9.028 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ, đạt 60% kế hoạch năm. Bên cạnh việc được hoàn nhập hơn 270 tỷ đồng trong nửa đầu năm, hoạt động khác báo lãi 725 tỷ đồng, tăng 26 lần. Thu nhập lãi thuần ở mức 11.047 tỷ đồng, tăng 15%. Hoạt động dịch vụ lãi 1.732 tỷ đồng, tăng 14,6%.

Kết quả trên cũng giúp ACB duy trì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao, đạt 25,8%, tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả hoạt động trên thị trường.

Về tăng trưởng cho vay khách hàng, trong 6 tháng đầu năm ACB ghi nhận đạt 9,3% - gần chạm room được giao đầu năm là khoảng 10%. Do đó, ngân hàng rất cần room tín dụng mới để duy trì động lực tăng trưởng tốt vào nửa cuối năm.

Tại báo cáo cập nhật về ACB, Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho rằng, đây là một trong những ứng cử viên sáng giá được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét nâng room tín dụng.

Nguyên nhân do tỷ lệ an toàn vốn (CAR) duy trì mức cao trong những năm gần đây như cuối 2021 là 11,23% - cao hơn nhiều so với mức quy định 9% của NHNN. Ngoài ra, ACB theo đuổi chiến lược cho vay thận trọng với tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì dưới 1% và dự phòng bao nợ xấu luôn cao hơn trung bình ngành. Nguyên nhân khác được KBSV chỉ ra là do ACB không đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Do đó, trước bối cảnh Ngân hàng Nhà nước muốn định hướng dòng chảy tín dụng cho hoạt động sản xuất và kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng, KBSV kỳ vọng room tín dụng mới của ngân hàng có thể lên tới 16%.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.