Các ngân hàng rộn ràng chia cổ tức cao bằng cổ phiếu

NGÂN HÀNG Việt nAM
07:45 - 04/05/2022
Các ngân hàng rộn ràng chia cổ tức cao bằng cổ phiếu
0:00 / 0:00
0:00

Các ngân hàng vừa tấp nập công bố kết quả kinh doanh 2021, trong đó nhiều nhà băng đã chia cổ tức rất cao bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ.

Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB hiện đang dẫn đầu với tỷ lệ chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 35%. Tại ĐHCĐ mới đây, nhà băng này đã thông qua phương án nâng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. Trong đó, chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên (ESOP) từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng có kế hoạch phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ chia là 25%. Qua đó nâng vốn điều lệ của ngân hàng lên 33.774 tỷ đồng.

Một ngân hàng khác cũng phân chia cổ tức cao trong năm nay là HDBank, ngân hàng đã trình cổ đông thông qua kế hoạch chia cổ tức với tỷ lệ 25%. Nhà băng này dự kiến phát hành hơn 503 triệu cổ phiếu để tăng vốn thêm hơn 5.030 tỷ đồng. Vốn điều lệ sau khi tăng sẽ đạt trên 25.500 tỷ đồng, vượt mức 1 tỷ USD quy đổi.

Ngân hàng Nam A Bank vừa qua đã thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ gần 29% và tăng vốn điều lệ mức hơn 10.500 tỷ đồng. Đồng thời, cổ phiếu của Nam A Bank (mã NAB) đang được giao dịch trên hệ thống UpCoM (thuộc sở giao dịch chứng khoán Hà Nội), sẽ tiếp tục lộ trình niêm yết lên sàn HOSE hoặc HNX.

TPBank cũng thông tin về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng cho cổ đông và người lao động (ESOP) với tổng tỷ lệ 34% để tăng vốn điều lệ. Bằng kế hoạch phát hành hơn 532 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ sau khi tăng sẽ đạt trên 21.142 tỷ đồng, tương đương với gần 1 tỷ USD quy đổi.

Bên cạnh đó, nhóm chia cổ tức cao trong năm nay cũng gọi tên các ngân hàng với OCB dự kiến duy trì mức cổ tức từ 20-25% cho cổ đông, hay ngân hàng MSB trước đó cũng đã trình cổ đông chia cổ tức tỷ lệ 30%, SHB tiếp tục có kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 15%.

Tại nhóm ngân hàng quốc doanh, trong năm nay, BIDV sẽ phát hành hơn 607 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ chia cổ tức là 12%. Tức cổ đông sở hữu 100 cổ phần tại thời điểm chốt danh sách sẽ nhận được 12 cổ phiếu phát hành thêm. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 3 và quý 4/2022, trên cơ sở phê duyệt của cơ quan nhà nước có thầm quyền.

Theo công bố tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã trình cổ đông phương án chia cổ tức tỷ lệ 18,1% từ nguồn lợi nhuận còn lại của năm 2019 và 2020.

Cụ thể, ngân hàng dự kiến phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 18,1% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại ngày chốt quyền được nhận thêm 181 cổ phiếu mới).

Ngày 29/4, Ngân hàng VietinBank trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 48.057 tỷ đồng lên 53.751 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2020.

Theo đó, VietinBank sẽ phát hành hơn 569 triệu cổ phiếu để chia cổ tức, tương đương tỷ lệ 11,85%. Số vốn tăng thêm dự kiến được dùng toàn bộ để phục vụ kinh doanh, được phân bổ vào các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng với cơ cấu hợp lý trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, lợi nhuận riêng lẻ sau thuế năm 2021 của VietinBank là 13.622 tỷ đồng. Sau khi trích các quỹ bắt buộc và quỹ khen thưởng phúc lợi, lợi nhuận còn lại của ngân hàng là 9.624 tỷ đồng. VietinBank cũng muốn dùng toàn bộ lợi nhuận còn lại này để chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Trong kế hoạch được đại hội phê duyệt, VPBank sẽ tăng vốn điều lệ lên tới gần 80.000 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2021. Kế hoạch tăng vốn sẽ được thực hiện thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu ESOP, chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối và chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, với tăng trưởng hiện tại đang lên cao theo kế hoạch 5 năm tại VPBank, HĐQT VPBank dự kiến từ năm sau sẽ trình Đại hội đồng cổ đông chia cổ tức bằng tiền mặt lên tới 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm.

Các ngân hàng nhiều năm không chia cổ tức

Ngoài các ngân hàng lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu hay tiền mặt kể trên, năm nay vẫn có một số ngân hàng tiếp tục không chia cổ tức.

Trong đó, nhiều năm liền không chia cổ tức cho cổ đông phải kể đến Techcombank. Gộp với năm nay, ngân hàng Techcombank sẽ trải qua 11 năm không chia cổ tức bằng tiền mặt và là năm thứ 4 liên tiếp không chia cổ tức. Lãnh đạo Techcombank cho biết, ngân hàng đang lên phương án phân phối lợi nhuận năm 2021 với việc giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ nhằm bổ sung nguồn vốn, phục vụ cho chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng kinh doanh và cải thiện các chỉ số an toàn, lành mạnh tài chính.

Tương tự tại Sacombank, cổ đông của ngân hàng cũng đã 6 năm chưa được chia cổ tức. Sang đến năm nay, Sacombank dự kiến tiếp tục đề xuất giữ lại lợi nhuận lũy kế 8.982 tỷ đồng.

Nguyên nhân được ngân hàng tiết lộ là do hiện tại Sacombank đang thực hiện tái cơ cấu theo Đề án đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, vì vậy việc chia cổ tức cho cổ đông phải được sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.

Nhiều ngân hàng năm nay tiếp tục không chia cổ tức bằng tiền mặt (Ảnh minh hoạ)

Nhiều ngân hàng năm nay tiếp tục không chia cổ tức bằng tiền mặt (Ảnh minh hoạ)

Liên tục nhiều năm liền không chia cổ tức, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; mã chứng khoán: EIB) cũng nằm trong danh sách này. Lần gần nhất Eximbank chia cổ tức là hồi năm 2012 với tỷ lệ 4%. Nguyên do chính là vì Eximbank phải xử lý trái phiếu VAMC và liên tục không tổ chức được đại hội cổ đông.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2021 lần thứ 2 diễn ra ngày 15/2 vừa qua, Eximbank đề xuất trả cổ tức nhưng không được thông qua.

Một ngân hàng khác là Saigonbank (mã chứng khoán: SGB) cũng chưa cho biết cụ thể về kế hoạch chia cổ tức trong tờ trình đại hội cổ đông năm 2022.

Đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2022. Một trong những nội dung quan trọng là yêu cầu các nhà băng giảm chỉ tiêu lợi nhuận, tiếp tục không chia cổ tức bằng tiền để hạ thêm lãi suất cho vay.

Đây cũng là năm thứ hai các ngân hàng không được chia cổ tức bằng tiền theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Trên thực tế, các ngân hàng gần đây cũng "chuộng" phương án phát hành cổ tức bằng cổ phiếu thay vì chia tiền mặt, bởi cách này giúp tăng vốn điều lệ và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, thông qua đó nhà băng có dư địa tăng trưởng tín dụng tốt hơn.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.