Các nhà lập pháp Đức 'loay hoay' tìm cách giữ ấm nơi làm việc

NĂNG LƯỢNG Đức
08:51 - 28/11/2022
Tòa nhà Quốc hội Liên bang Đức, hay thường được gọi là Bundestag. Ảnh: Wikipedia Commons
Tòa nhà Quốc hội Liên bang Đức, hay thường được gọi là Bundestag. Ảnh: Wikipedia Commons
0:00 / 0:00
0:00
Khi mùa đông ngày càng tới gần mang theo thời tiết lạnh hơn và cuộc khủng hoảng năng lượng đe dọa an ninh năng lượng Đức, các nhà lập pháp trong Quốc hội nước này đang phải vật lộn để giữ ấm tại chính nơi làm việc của mình.

Trong bài báo có tiêu đề “Kỷ băng hà trong Quốc hội”, tờ Der Spiegel cho biết “thời tiết đang trở lạnh ở Bundestag (tòa nhà Quốc hội Đức), lạnh một cách khó chịu”. Một số nghị sĩ nước này phàn nàn rằng việc cắt giảm tiêu thụ năng lượng trong bối cảnh khủng hoảng đang tạo ra những nguy cơ về sức khỏe.

Do đó để chống lại cái lạnh trong văn phòng, nhiều quan chức đã phải mặc cả áo khoác lẫn áo cao cổ và quàng khăn trong nhà. Theo tờ báo này dẫn lời nhà lập pháp Đảng Xanh Renate Kuenast, bà phải mặc áo khoác ngồi trong văn phòng và liên tục chạy loanh quanh để làm nóng người. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn, bà cho biết mũi mình vẫn lạnh cóng.

Trên thực tế, nhiệt độ bên trong các văn phòng Quốc hội Đức được cho là đã hạ thấp đáng kể so với chỉ một tuần trước. Trong văn phòng của bà Kuenast, máy điều nhiệt cho thấy nhiệt độ đang ở ngưỡng 18,2 độ C với một số ngày trong tuần nhiệt độ còn xuống thấp hơn.

Theo vị Cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Đức này, một số đồng nghiệp của bà còn đang phải chịu tình trạng tồi tệ hơn thế này và đang phải đối diện với các rủi ro về sức khỏe tiềm ẩn.

Việc nhiệt độ tại các văn phòng Quốc hội xuống thấp là do luật tiết kiệm năng lượng đề xuất bởi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế và hành động khí hậu Robert Habeck được thông qua hồi tháng 8 trước đó. Cụ thể, luật mới này quy định nhiệt độ trong các tòa nhà chính phủ phi dân cư, bao gồm tòa nhà Quốc hội cần được giữ ở mức 19 độ. C, trong khi hành lang hoàn toàn không được sưởi ấm.

Các hệ quả này xảy ra trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng ở Đức khi EU đang cố gắng loại bỏ nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Sau chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine, các quốc gia phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Tuy nhiên, chính những lệnh cấm vận này là lý do khiến giá năng lượng ở châu lục này tăng vọt.

Nhận định về tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng tại EU, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các chính sách của EU sẽ dẫn đến "hậu quả rất đáng tiếc" cho khối.

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.