Các quốc gia từng đổi tên nước thời hiện đại

Tên gọi THẾ GIỚI
06:25 - 04/06/2022
Ảnh: Wikimedia Commons
Ảnh: Wikimedia Commons
0:00 / 0:00
0:00
Trên thế giới, việc các quốc gia thay đổi tên gọi chính thức như Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua không phải là chuyện hiếm. Từ Botswana tới Malawi hay Myanmar, có nhiều lý do dẫn tới việc các nước muốn đổi sang một danh xưng quốc gia mới.

Theo SCMP, việc các quốc gia đổi tên có thể là kết quả của nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên những lý do phổ biến nhất thường là vì mục đích chính trị hoặc để khuyến khích lòng tự hào dân tộc của người dân. Việc chuyển đổi này thường được thúc đẩy bởi động cơ là các vấn đề liên quan tới quảng bá đất nước.

Ngoài ra, có nhiều quốc gia cũng thực hiện đổi tên sau khi giành lại được độc lập khỏi quá trình bị đô hộ hay chiếm đóng. Tại châu Phi, có hàng loạt quốc gia đã đổi tên đất nước để kỷ niệm ngày giành được độc lập như Bechuanaland trở thành Botswana. Nyasaland cũng được đổi tên thành Malawi – một cái tên quen thuộc hơn với phần lớn mọi người ngày nay. Ghana trước đây từng được gọi là Gold Coast hay Burkina Faso từng được gọi là Thượng Volta.

Các cô gái Swaziland trong lễ hội. Nước này đổi tên thành eSwatini do dễ gây nhầm lẫn với Switzerland (Thụy Sĩ). Ảnh: Nomad Africa Magazine

Các cô gái Swaziland trong lễ hội. Nước này đổi tên thành eSwatini do dễ gây nhầm lẫn với Switzerland (Thụy Sĩ). Ảnh: Nomad Africa Magazine

eSwatini

Để kỷ niệm 50 năm Swaziland giành độc lập khỏi sự cai trị của Anh, vào năm 2018, Vua Mswati III đã thông báo rằng quốc gia nhỏ nhất phía nam châu Phi giờ đây sẽ được gọi là Vương quốc eSwatini. Cái tên này còn có nghĩa là Vùng đất của người Swazi.

Theo quốc vương tại đây, việc đổi tên ngoài để kỷ niệm nền độc lập của đất nước còn để ngăn người nước ngoài nhầm lẫn quốc gia không giáp biển này với Thụy Sĩ (tên Tiếng Anh là Switzerland). Với sự thay đổi này, eSwatini sẽ trở thành quốc gia duy nhất có tên bắt đầu bằng một chữ cái thường.

Myanmar đổi tên quốc gia do cái tên cũ không thể hiện được hết sự đa dạng dân tộc của mình. Ảnh: iStock

Myanmar đổi tên quốc gia do cái tên cũ không thể hiện được hết sự đa dạng dân tộc của mình. Ảnh: iStock

Myanmar

Vào năm 1989. Chính quyền quân sự nước này đổi tên quốc gia từ Burma sang Myanmar. Lý do được đưa ra là vì cái tên trước đây chỉ đề cập tới nhóm dân tộc lớn nhất tại đây là người Bamar mà không phải là 135 cộng đồng bản địa. Thêm vào đó các địa danh nội bộ cũng được thay đổi như Rangoon trở thành Yangon và Irrawaddy trở thành Ayeyarwady.

Bắc Macedonia là một quốc gia Balkan nằm ở Đông Nam châu Âu. Ảnh: CEOWorld

Bắc Macedonia là một quốc gia Balkan nằm ở Đông Nam châu Âu. Ảnh: CEOWorld

Bắc Macedonia

Sau khi Nam Tư tan rã, Macedonia trở thành Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ (FYROM) vào năm 1993. Tuy nhiên, nước láng giềng Hy Lạp không quá hài lòng với thỏa thuận này vì Athens coi Macedonia là một khu vực của đất nước mình và hoàn toàn tách biệt với bang Slavic về văn hóa, dân tộc và ngôn ngữ ở phía bắc.

Do đó sau nhiều thập kỷ bất đồng và một cuộc bỏ phiếu trong khuôn khổ quốc gia Hy Lạp, quốc gia Balkan này đã được đổi tên thành Cộng hòa Bắc Macedonia có hiệu lực từ tháng 1/2019.

Nền kinh tế của Sri Lanka gần đây đang lâm vào khủng hoảng do quốc gia này gặp tình trạng vỡ nợ. Ảnh: NY Times

Nền kinh tế của Sri Lanka gần đây đang lâm vào khủng hoảng do quốc gia này gặp tình trạng vỡ nợ. Ảnh: NY Times

Sri Lanka

Khi người Anh đặt chân tới nơi đây, họ đã sửa đổi tên thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha này từ Ceilão thành Ceylon vào đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên khi chính thức giành được độc lập và trở thành một nước cộng hòa vào năm 1972, hòn đảo hình giọt nước này đã đổi tên thành Sri Lanka. Với cái tên mới này, chính phủ hy vọng có thể biến nơi này thành một “vùng đất rực rỡ” đúng với ý nghĩa cái tên mới này.

Tuy nhiên dù đã đổi tên, cái tên cũ vẫn được sử dụng khá rộng rãi. Các ví dụ có thể kể tới là Ngân hàng Ceylon, Hội đồng Quản trị Điện Ceylon và biểu tượng Trà Ceylon.

Zimbabwe là quốc gia không giáp biển nằm phía Nam châu Phi và là một trong những nước châu Phi có tỷ lệ tiêm phòng vaccine Covid-19 cao nhất tại lục địa này. Ảnh: AP

Zimbabwe là quốc gia không giáp biển nằm phía Nam châu Phi và là một trong những nước châu Phi có tỷ lệ tiêm phòng vaccine Covid-19 cao nhất tại lục địa này. Ảnh: AP

Zimbabwe

Sau khi giành được nền độc lập khỏi người Anh vào năm 1980, quốc gia mang tên Rhodesia đã chính thức được đổi tên trở thành Zimbabwe và thủ đô của nước này từ Salisbury được chuyển thành Harare. Với cái tên mới này, chính phủ hy vọng có thể đẩy mạnh tính liên kết với thành phố cổ Great Zimbabwe.

Trong nhiều năm sau khi đổi tên quốc gia và thủ đô, quốc gia miền Nam châu Phi này cũng chứng kiến nhiều thành phố, thị trấn và đường phố khác trên cả nước thay đổi tên.

Cộng hòa Czech là một nước không giáp biển thuộc Trung Âu, đồng thời là nước sở hữu nhiều lâu đài nhất trên toàn châu Âu. Ảnh: Vistra

Cộng hòa Czech là một nước không giáp biển thuộc Trung Âu, đồng thời là nước sở hữu nhiều lâu đài nhất trên toàn châu Âu. Ảnh: Vistra

Czechia

Czechoslovakia rõ ràng là một cái tên dài nhưng cái tên Czechia lại quá ngắn. Do đó, danh xưng mà thế giới hiện vẫn thường quen sử dụng để nói về nước này chính là Cộng hòa Czech. Với cái tên mới chính thức đi vào hiệu lực từ 2016, các nhà chức trách hy vọng nó sẽ được người dân yêu thích và chấp nhận rộng rãi.

Tuy nhiên ngược lại, có nhiều người Czech không thực sự chú ý đến cái tên mới Czechia này lắm. Thậm chí có một số ý kiến còn cho rằng cái tên mới này khiến nó trở nên giống với nước cộng hòa Chechnya của Nga.

CHDC Congo là nước có diện tích lớn thứ 2 tại châu Phi sau Algeria. Ảnh: WFP/Ben Anguandia

CHDC Congo là nước có diện tích lớn thứ 2 tại châu Phi sau Algeria. Ảnh: WFP/Ben Anguandia

Congo

Quốc gia lớn thứ 2 nhất châu Phi ở cận Sahara này đã từng có nhiều lần đổi tên. Vào thế kỷ 19, quốc gia này từng có tên Nhà nước Tự do Congo, là một nước thuộc Bỉ. Khi giành được độc lập vào năm 1960, Cộng hòa Congo-Léopoldville trở thành Cộng hòa Dân chủ Congo. Tới năm 1971, nó được đổi tên thành Cộng hòa Zaire trước khi trở lại thành Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1997.

Ở một diễn biến khác, quốc gia ở sát biên giới phía Tây của nước này cũng được gọi là Congo, tuy nhiên tên đầy đủ được gọi là Cộng hòa Congo. Trong khi Brazzaville là thủ đô của Cộng Hòa Congo, thì Kinshasa là thủ đô của nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo

Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất đổi tên do muốn loại bỏ các hàm ý tiêu cực gắn với tên quốc gia mình. Ảnh: Shutterstock

Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất đổi tên do muốn loại bỏ các hàm ý tiêu cực gắn với tên quốc gia mình. Ảnh: Shutterstock

Türkiye (Phát âm là Tur-key-yay)

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu, nước này đã chính thức gửi một lá thư tới Liên Hợp Quốc hôm đầu tháng 6 yêu cầu được gọi là "Türkiye" thay vì cái tên tiếng Anh cũ phổ biến hơn là Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ).

Chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã thúc ép đổi cái tên Turkey được quốc tế công nhận thành “Türkiye” do từ này được đánh vần và phát âm bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn đổi tên, trong đó các nguyên nhân lớn nhất chính là tách biệt tên đất nước khỏi một loài động vật là gà tây (trong tiếng Anh cũng được gọi là turkey). Thêm vào đó, chính phủ quốc gia này cũng muốn loại bỏ một số hàm ý tiêu cực gắn liền với tên mình. Nguyên nhân là do trong ngôn ngữ tiếng Anh, từ “turkey” còn có nghĩa không trang trọng là “một sự thất bại” hay “một người ngu ngốc không có ích với bất kỳ ai”.

Trên thực tế, có nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ biết tên đất nước của mình là Türkiye do danh xưng này đã có từ năm 1923 sau khi quốc gia giành được độc lập. Tuy nhiên, từ Turkey vẫn được sử dụng rộng rãi hơn.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.