Các tác động lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc

KINH TẾ TRUNG QUỐC
11:48 - 02/05/2022
Ảnh: East Asia Forum
Ảnh: East Asia Forum
0:00 / 0:00
0:00
Trong bối cảnh thế giới đang bắt đầu phục hồi hậu Covid-19, các đe dọa về tắc nghẽn chuỗi cung ứng và lạm phát lại đang tăng cao do căng thẳng địa chính trị tại châu Âu. Đây cũng chính là những vấn đề được đánh giá có tác động lớn đến kinh tế Trung Quốc.

Theo ông William R. Rhodes, cựu chủ tịch Citibank và ông Stuart Mackintosh, CEO của tổ chức phi lợi nhuận The Group of Thirty vào cuối tháng 4, hiện nền kinh tế của Trung Quốc đang đối mặt với hàng loạt thách thức không chỉ trong năm nay mà cho cả năm tiếp theo, từ các lĩnh vực như bất động sản, chính sách zero-Covid cho đến các vấn đề khác liên quan đến toàn cầu.

Bất động sản

Theo hai chuyên gia kinh tế trên, thị trường địa ốc Trung Quốc 2 năm trở lại đây vẫn chưa xuất hiện nhiều dấu hiệu tích cực bất chấp các nỗ lực từ phía chính phủ. Các vụ vỡ nợ bất động sản vẫn tiếp diễn và chỉ trong năm 2021, nước này đã chứng kiến số lượng kỷ lục các nhà phát triển bị vỡ nợ gồm tập đoàn Evergrande. Theo ước tính của S&P, khoảng 20% đến 40% các nhà phát triển bất động sản của nước này có thể phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ trong tương lai.

Nhìn chung, một cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản là một dấu hiệu xấu cho cả nền kinh tế và với Trung Quốc, nó có thể nghiêm trọng hơn bình thường. Nguyên nhân do ngành này chiếm 25% tới 30% nền kinh tế quốc gia theo báo cáo từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson.

Các tiền lệ trong quá khứ cũng đã chứng minh hầu hết các cuộc suy thoái đều liên quan tới chứng khoán hoặc bất động sản. Một khi giá nhà ở có dấu hiệu bất ổn và bắt đầu sụt giảm do các ảnh hưởng của nợ, có nhiều khả năng tiêu dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn cách xa viễn cảnh đó. Trên hết, tình hình cũng đang ghi nhận những tiến triển nhất định dù chậm chạp. Trong tháng 4, số liệu từ China Index Academy cho thấy giá nhà tại quốc gia này ghi nhận mức tăng nhẹ 0,02% từ 44/100 thành phố thay vì 37/100 thành phố của tháng 3.

Theo Captical Economics, các chính sách của chính phủ ngày càng nhắm tới việc thúc đẩy nhu cầu nhà ở hơn. Do đó một khi tình hình dịch bệnh được cải thiện, doanh thu nhà ở có khả năng cao sẽ chứng kiến sự cải thiện.

Nhân viên y tế Trung Quốc lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Kevin Frayer

Nhân viên y tế Trung Quốc lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Kevin Frayer

Zero-Covid

Trong khi thị trường địa ốc của Trung Quốc vẫn đang gặp nhiều thách thức, các tác động từ chính sách phòng dịch cứng rắn càng làm tăng các nguy cơ kinh tế của nước này hơn nữa.

Dù trong 2 năm 2020 và 2021 chính sách zero-Covid đã giúp nền kinh tế Trung Quốc hoạt động ổn định mà không bị ảnh hưởng bởi virus, các chính sách này hiện đang gặp phải thách thức lớn. Do các biến thể virus corona ngày càng lây lan nhanh hơn, việc truy dấu ca nhiễm gặp khó khăn hơn và những biện pháp loại bỏ dịch bệnh tuyệt đối càng trở nên tốn kém hơn.

Một ví dụ có thể kể đến là thành phố Thượng Hải với hơn 20.000 ca nhiễm mỗi ngày vào lúc đỉnh điểm. Việc phong tỏa kéo dài toàn thành phố đã khiến đời sống của người dân bị ảnh hưởng, kéo theo tác động tới các hoạt động kinh tế của cảng lớn nhất đất nước. Về lâu dài, việc gián đoạn các hoạt động công nghiệp tại các nhà máy còn có thể gây ra tác động tới chuỗi cung ứng quốc tế vốn chưa kịp hồi phục.

Dịch bệnh lây lan trên nhiều thành phố khiến nhiều nơi ở Trung Quốc phải phong tỏa hoặc hạn chế đi lại, gây ra nhiều tác động kinh tế và làm nhu cầu nội địa suy yếu. Trên hết, nếu nhu cầu của Trung Quốc suy yếu thì các thị trường khác trên toàn cầu chắc chắn sẽ chịu tác động kéo theo. Vì vậy, nhiều chuyên gia cùng các tổ chức kinh tế đã bắt đầu cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2022 của nước này khi dịch bệnh chưa hề có dấu hiệu chậm lại.

Tuy nhiên tình hình dịch bệnh của Trung Quốc gần đây đã có những tiến triển nhất định. Số ca nhiễm mới tại Thượng Hải đã giảm trong 1 tuần liên tiếp tính tới cuối tháng 4 và chỉ xảy ra trong những khu vực được khoanh vùng. Đến ngày 1/5, đã có tổng cộng 6/16 quận tại thành phố Thượng Hải đạt được tình trạng zero-Covid và giao thông công cộng có thể sẽ sớm được cho phép trở lại.

Các xung đột chưa có dấu hiệu kết thúc tại châu Âu không chỉ gây ra ảnh hưởng tới khu vực mà trên cả toàn cầu, trong đó có Trung Quốc. Ảnh: AP

Các xung đột chưa có dấu hiệu kết thúc tại châu Âu không chỉ gây ra ảnh hưởng tới khu vực mà trên cả toàn cầu, trong đó có Trung Quốc. Ảnh: AP

Xung đột Nga - Ukraine

Dưới các áp lực của đại dịch và cuộc khủng hoảng tại Ukraine, động lực chính của kinh tế Trung Quốc là toàn cầu hóa đang có nguy cơ bị đình trệ và rạn nứt. Với chuỗi cung ứng cũ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và thậm chí bị ngừng lại, yêu cầu tái thiết lập hoặc làm mới các liên kết càng trở nên cấp bách hơn hết.

Theo các chuyên gia, việc Trung Quốc lựa chọn ở vị trí trung lập và tiếp tục duy trì các quan hệ kinh tế với Nga có thể khiến nước này phải chịu ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt thứ cấp từ Mỹ. Phản ứng lại động thái này, phía Trung Quốc luôn khẳng định quan điểm rõ ràng về sự cần thiết của các cuộc đàm phán hòa bình, đồng thời chia sẻ các lệnh trừng phạt về kinh tế sẽ không đạt được tác dụng mà ngược lại còn làm suy yếu nền kinh tế thế giới nói chung.

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.