CBBank vượt lên dẫn đầu về lãi suất huy động trong tháng 8/2022

NGÂN HÀNG Việt nAM
11:57 - 03/08/2022
0:00 / 0:00
0:00
Đầu tháng 8, cuộc đua lãi suất tiết kiệm tại các nhà băng niêm yết vẫn rất sôi động khi có thêm sự tham gia của nhóm Big4. Mặc dù so với đầu năm, mặt bằng lãi suất đã tăng lên đáng kể, song đến hiện tại mức lãi suất huy động vẫn tiếp tục tăng 0,3-0,8%/năm.

ACB là ngân hàng có mức tăng lãi cao nhất tùy gói sản phẩm, theo đó, lãi suất tiền gửi ở các kỳ hạn từ 6-9 tháng tăng thêm 0,8%/năm, ở mức 5,6%/năm. Nếu khách gửi online trên 500 triệu ở kỳ hạn 12 tháng có thể hưởng lãi suất cao nhất tới 6,2%/năm.

Ngoài ra, ngân hàng ACB đã bổ sung thêm kỳ hạn dài hơn cho các gói sản phẩm bên cạnh việc tăng lãi suất, như ở gói tiền gửi Tài lộc, lãi suất cao nhất là 6,5% áp dụng cho khách hàng có tiền gửi từ 100 triệu trở lên với kỳ hạn gửi là 36 tháng.

Tuy nhiên, vị trí quán quân đã được thay thế bởi CBBank khi nhà băng trả 7,45% cho tiền gửi 12 tháng tại quầy và 7,5% cho khách hàng gửi tiết kiệm online, tăng 0,3% so với trước. Trước đó, mức lãi suất cao nhất thuộc về SCB với ghi nhận trên thị trường là 7,3%.

Cụ thể, ngay trong đầu tháng 8/2022, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại CBBank là 7,45%/năm, còn kỳ hạn 24 tháng là 7,5%/năm. Trong khi đó, lãi suất các kỳ hạn này tại SCB vẫn đang ở mức 7,3%/năm như các tháng trước. Còn với hình thức gửi online, cả 2 ngân hàng này đều đang niêm yết mức lãi suất cao nhất thị trường là 7,55%/năm cho kỳ hạn 13 tháng trở lên với CBBank và 18 tháng trở lên cho SCB.

Trong tuần qua, VP Bank đã ra thông báo về việc tăng lãi suất huy động từ 0,1-0,5%/năm. Cụ thể, với hình thức gửi tại quầy, lãi suất cao nhất có thể được hưởng là 6,7%/năm nhưng sẽ đi kèm với điều kiện số tiền gửi trên 50 tỷ và gửi ít nhất 36 tháng.

Tại hình thức gửi online, phạm vi lãi suất được triển khai trong khoảng từ 3,4%/năm đến 7%/năm, áp dụng tại kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng.

Một ngân hàng cũng tăng mạnh lãi suất huy động đợt này là HDBank với 0,4-0,75%/năm cho các kỳ hạn khi gửi tại quầy và tăng 0,15-0,3%/năm với hình thức gửi trực tuyến. Hay KienlongBank cũng đã tăng đến 0,6% một năm cho tiền gửi một tháng tại quầy, mức tăng tương tự cũng được Techcombank áp cho kỳ hạn 6 và 9 tháng...

Nhìn chung các ngân hàng tăng lãi suất ở tất cả kỳ hạn, phổ biến với biên độ trên 0,2% một năm. Nhiều nhà băng điều chỉnh mạnh 0,5% một năm như ABBank, ACB, Sacombank...

Vừa qua, Vietcombank là ngân hàng thứ 3 trong nhóm Big4 điều chỉnh tăng lãi suất thêm 0,1–0,2 điểm %. Đây là lần cập nhật lãi suất đầu tiên của nhà băng này kể từ tháng 7 năm ngoái. Với kỳ hạn 1-2 tháng, lãi suất được tăng lên 3,1%/năm, còn ở kỳ hạn 12 tháng nâng lên 5,6%/năm. Như vậy, với lần điều chỉnh này, lãi suất huy động của Vietcombank đã lên mức tương đương với 3 ngân hàng trong nhóm Big4 còn lại.

Trước đó, BIDV và Agribank cũng có bước điều chỉnh lãi suất tăng nhẹ 0,1% ở các kỳ hạn dài. Mặc dù đã có điều chỉnh tăng, mức lãi suất huy động tại ngân hàng lớn này vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động tại các ngân hàng quy mô vừa, nhỏ.

Theo SSI Research, lãi suất huy động có thể tăng thêm 0,5-0,7% nếu hạn mức tín dụng được nới, đặc biệt có thể tăng đến 1-1,5% trong cả năm.

Không chỉ riêng SSI, Chứng khoán ACBS cũng dự báo suất huy động tiếp tục tăng thêm khoảng 0,5% để bổ sung nguồn vốn trong nửa cuối năm nay. Con số trên được đưa ra trên giả định các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng và đẩy mạnh cho vay vào dịp cuối năm.

Đồng thời, KBSV cũng nhận định, lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ nhích tăng 0.5%-1% trong năm 2022. Theo đó, các chuyên gia cho rằng: Lạm phát tăng trở lại khiến ngân hàng cần nâng lãi suất huy động để duy trì lãi thực dương đủ hấp dẫn để duy trì tính cạnh tranh; nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi.

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.