Châu Âu nhắm tới SpaceX để thay thế tên lửa của Nga

Tên lửa CHÂU ÂU
16:55 - 13/08/2022
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Ảnh: SpaceX
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Ảnh: SpaceX
0:00 / 0:00
0:00
Trong nỗ lực thay thế tên lửa Soyuz của Nga, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang bắt đầu các cuộc thảo luận kỹ thuật sơ bộ với SpaceX của tỷ phú Elon Musk, nhằm sử dụng tạm thời các bệ phóng của tập đoàn này.

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2, Mỹ cùng các đồng minh phương Tây đã áp đặt nhiều lệnh cấm vận kinh tế lên nước này. Đáp trả lại các động thái được Điện Kremlin gọi là “thù địch” này, Nga đã ngăn chặn không cho phép các quốc gia phương Tây được sử dụng tên lửa Soyuz trong các nhiệm vụ không gian của mình.

Cho đến nay, châu Âu vẫn phụ thuộc vào tên lửa Vega của Italy cho tải trọng nhỏ, tên lửa Soyuz của Nga cho tải trọng trung bình và tên lửa Ariane 5 cho các nhiệm vụ hạng nặng. Dòng tên lửa Vega C thế hệ tiếp theo đã ra mắt vào tháng 7 vừa qua, trong khi việc ra mắt tên lửa Ariane 6 mới sẽ bị trì hoãn cho đến năm sau.

Trong bối cảnh đó, SpaceX của Mỹ, Arianespace của châu Âu và các loại tên lửa vận tải của Nhật Bản và Ấn Độ là những phương án thay thế của châu Âu khi bị Nga cấm vận. Theo Reuters trích dẫn lời Tổng giám đốc ESA Josef Aschbacher, cơ quan này đang đứng trước lựa chọn giữa SpaceX và đối tác Nhật Bản.

Trong khi Nhật Bản vẫn đang chờ đợi chuyến bay đầu tiên của tên lửa thế hệ tiếp theo, vẫn còn một lựa chọn khác mà ESA có thể tính tới là Ấn Độ. Tuy nhiên, ông Aschbacher cho biết SpaceX là một lựa chọn đang được ưu tiên hơn được ESA xem xét.

Thêm vào đó, ông Aschbacher nhận định điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo mọi thứ phù hợp với nhau. Theo ông, phóng tên lửa không giống như “nhảy lên một chiếc xe bus” bất kỳ, do giao diện giữa vệ tinh và bệ phóng phải phù hợp và trọng tải không được ảnh hưởng bởi các loại rung động phóng không quen thuộc.

Ngoài ra, ông Aschbacher bổ sung rằng xung đột tại Ukraine đã chứng tỏ chiến lược hợp tác kéo dài hàng thập kỷ của châu Âu với Nga trong lĩnh vực cung cấp khí đốt và các lĩnh vực khác bao gồm cả không gian đã không còn hiệu quả. Ông khẳng định đây chính là một lời cảnh tỉnh rằng châu Âu đã quá phụ thuộc vào Nga.

Do Moscow đã đáp trả các lệnh cấm vận bằng cách cấm các quốc gia phương Tây sử dụng tên lửa Soyuz trong các nhiệm vụ không gian, các quốc gia châu Âu buộc phải tìm kiếm các lựa chọn khác. Ảnh: Roscosmos

Do Moscow đã đáp trả các lệnh cấm vận bằng cách cấm các quốc gia phương Tây sử dụng tên lửa Soyuz trong các nhiệm vụ không gian, các quốc gia châu Âu buộc phải tìm kiếm các lựa chọn khác. Ảnh: Roscosmos

Kể từ khi Nga tuyên bố sẽ cấm các quốc gia phương Tây sử dụng tên lửa của mình, tên lửa Falcon 9 của SpaceX đang ngày càng được săn đón hơn bởi các khách hàng. Một ví dụ là công ty Internet vệ tinh OneWeb, đối thủ cạnh tranh với liên doanh Internet vệ tinh Starlink của SpaceX, đã đặt trước ít nhất một lần phóng Falcon 9 vào tháng 3 năm sau.

Trong khi đó vào hồi đầu tuần này, Northrop Grumman đã đặt hàng 3 nhiệm vụ Falcon 9 nhằm giúp vận chuyển hàng hóa của NASA đến Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS, trong khi tập trung vào thiết kế một phiên bản mới của tên lửa Antares. Nguyên nhân là do động cơ của tên lửa này do Nga sản xuất và đã bị Moscow thu hồi để đáp trả các lệnh trừng phạt.

Ở một diễn biến khác, ông Aschbacher cũng đã bác bỏ viễn cảnh Nga sẽ rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm 2024 như tuyên bố của giới chức Moscow. Giải thích cho nhận định trên, ông Aschbacher cho biết công việc trên trạm vũ trụ được tiến hành theo nguyên tắc nhất định và các nước phụ thuộc vào nhau dù có muốn hay không.

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.