Châu Âu tìm cách ổn định nguồn cung chip bán dẫn

Bán dẫn CHÂU ÂU
16:59 - 22/09/2022
Nhà máy của TSMC tại Camas, Washington, Mỹ. Ảnh: TSMC
Nhà máy của TSMC tại Camas, Washington, Mỹ. Ảnh: TSMC
0:00 / 0:00
0:00
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và đứt gãy chuỗi cung ứng có thể làm gián đoạn nguồn cung chip bán dẫn tại châu Á, Liên minh châu Âu (EU) đang thực hiện nhiều cuộc thảo luận nhằm thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng thân thiện hơn với mình.

Kể từ sau khi đại dịch Covid-19 lây lan trên khắp thế giới, tất cả các quốc gia, trong đó bao gồm EU đều phải vật lộn với tình trạng thiếu chip do nhu cầu thiết bị điện tử tăng cao. Theo SCMP, châu Âu hiện vẫn chưa sở hữu một ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn bản địa trên một quy mô lớn như tại châu Á. Vì vậy, khu vực này phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu các vi mạch cũng như vi mạch tích hợp của Đài Loan (Trung Quốc).

Ví dụ, các nhà sản xuất xe hơi như Stellantis cần sử dụng các linh kiện công nghệ cao cho xe điện, trong khi nhà sản xuất máy bay Airbus lại cần chúng cho công nghệ hàng không vũ trụ của mình.

Đảo Đài Loan đang cung cấp khoảng 60% linh kiện bán dẫn trên thế giới. Theo công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics của Anh, châu Âu nhập khẩu 80% đến 95% chip sản xuất từ bên ngoài và gần như tất cả tới từ Châu Á.

Ông Brady Wang, nhà phân tích của Counterpoint Research tại Đài Bắc, cho biết các quốc gia cung cấp có thể bao gồm cả Malaysia và Việt Nam. Malaysia có ngành sản xuất máy móc và thiết bị đang phát triển, trong khi các công ty công nghệ đa quốc gia như Samsung Electronics và Foxconn Technology đều có nhiều cơ sở sản xuất tại Việt Nam.

Giám đốc điều hành Neil Mawston của Strategy Analytics nhận định sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng chip châu Á có thể là thảm họa đối với châu Âu. Vì vậy, các quốc gia tại khu vực này đang gấp rút chuẩn bị các kế hoạch đối phó với một cú shock nữa của chuỗi cung ứng linh kiện bán dẫn.

Để chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, các nhà phân tích kỳ vọng châu Âu sẽ điều chỉnh lại các tuyến đường nhập khẩu linh kiện bán dẫn của mình để chúng có thể chạy qua mạng lưới các quốc gia và nhà sản xuất hợp đồng thân thiện với phương Tây.

Ngay vào tuần trước, Nghị viện Châu Âu cũng đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Ủy ban Châu Âu phát triển “một thỏa thuận chuỗi cung ứng linh hoạt” giữa 27 thành viên EU và đảo Đài Loan. Các tập đoàn có khả năng tham gia vào thỏa thuận này sẽ bao gồm TSMC - tập đoàn sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới và UMC.

TSMC và UMC của Đài Loan có thể trở thành các đối tác trong chuỗi cung ứng thân thiện mới của châu Âu. Ảnh: EPA-EFE

TSMC và UMC của Đài Loan có thể trở thành các đối tác trong chuỗi cung ứng thân thiện mới của châu Âu. Ảnh: EPA-EFE

Tuy nhiên theo bà Joanna Lei, cựu nhà lập pháp và giám đốc điều hành của Tổ chức tư vấn thế kỷ 21 Chunghua, các kế hoạch đảm bảo nguồn cung cấp chip thông qua các mạng lưới xuyên biên giới sẽ mất nhiều năm để thiết lập. Hơn nữa, nếu chuỗi cung ứng thay thế này xảy ra việc tắc nghẽn hàng tồn kho trong khoảng 1 tới 2 năm, người mua sẽ có nguy cơ bỏ lỡ sự đổi mới công nghệ trong khoảng thời gian đó.

Ông Mawston cũng đồng ý với nhận định trên khi cho rằng Châu Âu cần phải “giảm thiểu rủi ro” bằng cách thành lập lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn của riêng mình. Tuy nhiên điều này có thể chỉ có hiệu quả sau 10 năm nữa. Các nước trong khu vực này cần bớt phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài hơn từ các con chip cho tới xe cộ, thiết bị.

Ngoài châu Âu, Mỹ cũng đang đẩy mạnh các nỗ lực mở rộng ngành sản xuất chất bán dẫn của mình. Hồi tháng 8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật Khoa học và Chip bán dẫn trị giá 53 tỷ USD, nhằm cung cấp tiền tài trợ của chính phủ cho ngành sản xuất chất bán dẫn nội địa.

Đọc tiếp

CEO Apple Tim Cook.

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam

Ngày 15/4, Apple xác nhận CEO Tim Cook có mặt tại Việt Nam nhằm tăng các khoản chi cho các nhà cung cấp Việt Nam, cũng như hỗ trợ cung cấp năng lượng sạch, nước sạch cho các trường học.