Chi phí sinh hoạt tăng cao, người lao động Pháp đổ xuống đường biểu tình

LẠM PHÁT Pháp
12:07 - 17/10/2022
Hàng dài xe chờ đổ xăng tại một trạm xăng ở Pháp ngày 15/10 do ảnh hưởng của các cuộc đình công tại các nhà máy lọc dầu. Tình trạng khan hiếm năng lượng ảnh hưởng tới 30% số trạm xăng tại quốc gia này. Ảnh: AFP
Hàng dài xe chờ đổ xăng tại một trạm xăng ở Pháp ngày 15/10 do ảnh hưởng của các cuộc đình công tại các nhà máy lọc dầu. Tình trạng khan hiếm năng lượng ảnh hưởng tới 30% số trạm xăng tại quốc gia này. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
Nhằm phản đối tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao, hàng nghìn người dân Pháp đã xuống đường biểu tình hôm 16/10 tại Paris, trong khi công đoàn lớn nhất nước này tiếp tục cuộc đình công tại các nhà máy lọc dầu, ảnh hưởng tới nguồn cung của nhiều trạm xăng.

Theo RT, cuộc biểu tình này được tổ chức bởi ông Jean-Luc Melenchon, một cựu ứng cử viên tổng thống Pháp và lãnh đạo của đảng cánh tả France Unbowed (LFI). Ngoài đảng LFI, một số đảng và tổ chức cánh tả khác tại Pháp cũng đã tham gia vào cuộc biểu tình với một số lời kêu gọi yêu cầu Tổng thống Emmanuel Macron có hành động mạnh mẽ hơn nhằm chống lại biến đổi khí hậu.

Dù vậy, những lo ngại về kinh tế vẫn chiếm lo ngại chính và luôn là vấn đề hiện hữu trong tâm trí nhiều người. Trả lời phóng viên đài France 3 TV ngày 16/10, đại diện đảng LFI khẳng định đây không phải là cuộc tuần hành của ông Melenchon. Thay vào đó, cuộc biểu tình này đại diện cho “những người đang chịu đói, những người đang chịu lạnh và những người muốn được trả lương cao hơn".

Người dân Pháp đổ xuống đường phố Paris biểu tình phản đối giá năng lượng tăng cao. Nguồn: NiCoLeEliSei1

Các cuộc biểu tình tại Pháp, gần đây nhất là cuộc biểu tình lần này phản ánh tỷ lệ lạm phát hiện ở mức 6% tại Pháp đang gây khó khăn cho người dân như thế nào. Do chi phí năng lượng tăng mạnh như một kết quả của các lệnh cấm vận năng lượng lên Nga, hầu hết các lĩnh vực công nghiệp của nước này đều ghi nhận hoạt động sụt giảm.

Ngoài ra, chi phí năng lượng tăng mạnh cùng khan hiếm nhiên liệu đã đẩy nhu cầu củi gia tăng, trong khi chính phủ liên tục đưa ra cảnh báo về tình trạng mất điện. Trên toàn nước Pháp, nhiều chính sách tiết kiệm điện đã được áp dụng trong khi nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các công trình phải cắt giảm chiếu sáng.

Chính những yếu tố này đã khiến ngày càng nhiều cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát xảy ra. Vốn là một yếu tố thường xuyên xảy ra tại các cuộc biểu tình ở Pháp, nhiều cuộc biểu tình thậm chí còn cần tới cảnh sát chống bạo động để kiểm soát tình hình.

Giữa các cuộc biểu tình phản đối chi phí tăng cao này, việc công đoàn CGT - công đoàn lớn nhất nước Pháp - tiếp tục đình công tại các nhà máy lọc dầu yêu cầu tăng lương cho công nhân còn khiến mọi chuyện thêm phần u ám. Các cuộc đình công kéo dài trong ba tuần này đã gây ra tình trạng thiếu hụt nhiên liệu và buộc nhiều trạm xăng phải giới hạn lượng bán.

Công đoàn CGT tiếp tục các cuộc đình công tại TotalEnergies bất chấp đề nghị lương từ tập đoàn này. Ảnh: Reuters

Công đoàn CGT tiếp tục các cuộc đình công tại TotalEnergies bất chấp đề nghị lương từ tập đoàn này. Ảnh: Reuters

Tới 16/10, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cho biết nguồn cung xăng tại các trạm dịch vụ của Pháp đã sụt giảm hơn nữa do cuộc đình công kéo dài một tuần tại công ty dầu khí khổng lồ TotalEnergies. Theo Reuters trích dẫn từ một cuộc phỏng vấn của bà trên kênh truyền hình TF1 của Pháp, hiện khoảng 30% số trạm xăng tại quốc gia này đang gặp vấn đề về nguồn cung của ít nhất 1 loại nguyên liệu.

Để giải quyết một phần nào tình hình này, một số công nhân tại TotalEnergies có thể sẽ phải trở lại để đảm bảo phục vụ các dịch vụ tối thiếu theo đúng kế hoạch trưng dụng đã được ký kết trong hợp đồng trả lương từ trước. Ngoài ra, bà Borne cũng cho biết chính phủ Pháp sẽ kéo dài thời gian áp dụng mức chiết khấu giá nhiên liệu tại các trạm xăng dịch vụ tới giữa tháng 11 để đối phó với tình trạng giá cả tăng mạnh.

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.