"Chủ động chuyển đổi" sẽ giúp các công ty tại Đông Nam Á hồi phục nhanh hơn hậu đại dịch

KINH TẾ asean
18:11 - 14/07/2022
"Chủ động chuyển đổi" sẽ giúp các công ty tại Đông Nam Á hồi phục nhanh hơn hậu đại dịch
0:00 / 0:00
0:00
Kết quả nghiên cứu 70 công ty niêm yết hàng đầu tại Đông Nam Á do EY công bố ngày 14/7 cho thấy, các công ty chủ động thực hiện chuyển đổi để vượt qua tác động của đại dịch Covid-19 đã đạt hiệu suất cao hơn 13% so với các công ty thụ động hơn. 

Trong đó, các hành động mang tính chuyển đổi bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở các sáng kiến về môi trường, xã hội và quản trị, chuyển đổi kỹ thuật số, quản lý chuỗi cung ứng và tối ưu hóa danh mục đầu tư.

Kết luận trên đúc kết từ một báo cáo của EY-Parthenon công bố hôm nay 14/7, với chủ đề Chuyển đổi ở Đông Nam Á và 4 mô hình của những công ty hoạt động hiệu quả nhất, nghiên cứu 70 công ty niêm yết hàng đầu theo giá trị vốn hóa thị trường trên 7 lĩnh vực - sản xuất tiên tiến và di động, sản phẩm tiêu dùng và bán lẻ, năng lượng và tiện ích, tài chính dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, bất động sản và công nghệ, truyền thông và viễn thông ở Đông Nam Á (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) trong thời gian từ năm 2018-2021.

Chia sẻ tại hội thảo công bố báo cáo Chuyển đổi ở Đông Nam Á và 4 mô hình của những công ty hoạt động hiệu quả nhất do Ernst & Young tổ chức ngày 14/7, bà Angela Ee, Lãnh đạo Tái cấu trúc EY - khu vực ASEAN và Singapore cũng cho biết, những công ty sẵn sàng đương đầu với vòng xoáy suy thoái sẽ phát triển tốt khi tìm kiếm được cơ hội trong việc chuyển đổi.

"Trong đó, sự chuyển đổi không nhất thiết chỉ nằm ở 1 lĩnh vực ở một công ty mà có thể lan toả rộng theo định hướng phát triển bền vững và hòa nhập vào với sự chuyển đổi chung để đạt hiệu quả", bà Angela Ee cho biết.

Theo quan điểm của lãnh đạo Tái cấu trúc EY - ASEAN và Singapore, sự chuyển đổi không chỉ dành cho các công ty gặp khó khăn. Các công ty tăng trưởng vững vàng trong thời kỳ đại dịch cũng đã thực hiện các hành động thay đổi để hướng tới khả năng tạo thành công lâu dài.

Song, cũng tại hội thảo, ông Sriram Changali, Lãnh đạo Kiến tạo Giá trị của EY - ASEAN nhìn nhận trong thời gian đại dịch, các doanh nghiệp cố gắng thích nghi với điều kiện bình thường mới và vạch ra các chiến lược quản lý khủng hoảng để đáp ứng với kịch bản nền kinh tế phục hồi có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhiều hành động chuyển đổi này không chuyển thành giá trị tạo ra cho các công ty. Do đó, điều quan trọng là các công ty phải hiểu cách tiếp cận chuyển đổi nào phù hợp nhất với mình.

Ảnh tác giả

“Không có một cách tiếp cận chuyển đổi duy nhất nào mà các công ty nên hướng tới. Thay vào đó, nó có thể là vô số hoặc kết hợp các cách tiếp cận, bao gồm M&A, số hóa hoặc thậm chí thoái vốn và tái cấu trúc để giúp tối ưu hóa giá trị của doanh nghiệp”.

Bà Angela Ee, Lãnh đạo Tái cấu trúc EY - ASEAN và Singapore.

4 mô hình chuyển đổi dẫn đến hoạt động vượt trội của các công ty

Nghiên cứu EY-Parthenon chỉ ra mối tương quan giữa hiệu suất của các công ty và các phương pháp chuyển đổi. Trong đó, các chuyên gia đề xuất 4 mô hình chuyển đổi dẫn đến hoạt động vượt trội của các công ty so với các công ty cùng ngành. Cụ thể:

Thứ nhất, chủ động chuyển đổi. Các công ty thực hiện chuyển đổi ngay cả khi họ đã hoạt động tốt hơn so với ngành được coi là công ty chuyển đổi chủ động, trong khi các công ty thực hiện chuyển đổi khi họ hoạt động kém hơn so với ngành được coi là chuyển đổi phản kháng.

Báo cáo của EY-Parthenon nhấn mạnh rằng trong các giai đoạn sau quá trình chuyển đổi, công ty chuyển đổi chủ động ở các quốc gia Đông Nam Á đã có hiệu suất cao hơn 13 điểm phần trăm về lợi tức cho cổ đông so với các công chuyển đổi phản kháng.

Thứ hai, giao dịch theo chuỗi. Các công ty giao dịch theo chuỗi là một tập hợp con của các công ty chuyển đổi chủ động và họ giao dịch - tức là M&A hoặc thoái vốn - nhiều hơn các công ty chuyển đổi phản kháng.

Nghiên cứu của EY-Parthenon cho thấy các công ty chuyển đổi chủ động là các công ty giao dịch theo chuỗi ở Đông Nam Á đã giao dịch nhiều hơn 13% so với các công ty chuyển đổi thụ động trong giai đoạn 2018 đến 2021 và hoạt động nhiều hơn 23% trong thời kỳ suy thoái kinh tế vào năm 2021. Bằng chứng trong quá khứ cũng cho thấy rằng các công ty giao dịch theo chuỗi có mức tăng tổng lợi nhuận 25% dành cho cổ đông so với những công ty không giao dịch theo chuỗi trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Thứ ba, chủ động đầu tư. Các công ty chủ động đầu tư là các công ty đầu tư nhiều hơn, điều này được phản ánh qua tổng lợi nhuận của cổ đông.

Nghiên cứu của EY-Parthenon nhấn mạnh rằng các công ty hoạt động tốt hơn ngành trong những năm sau khi chuyển đổi cũng liên tục có tỷ lệ đầu tư cao hơn. Trung bình, các công ty hoạt động tốt hơn có mức chi tiêu đầu tư cao hơn 17% theo tỷ lệ vốn trên doanh thu so với các công ty kém hiệu quả trong giai đoạn trước và trong đại dịch.

Thứ tư, chuyển đổi toàn diện. Các công ty được đề cập trong nghiên cứu EY-Parthenon đã tiến hành chuyển đổi trên nhiều mặt. Cụ thể, hơn 90% theo đuổi các sáng kiến ESG (Môi trường, xã hội và quản trị công ty); 83% đầu tư vào số hóa, trong khi 51% đầu tư vào quản lý chuỗi cung ứng.

Chia sẻ tại hội thảo về 4 mô hình trên, ông Changali cho biết, các sáng kiến như chuyển đổi số thường tốn kém chi phí. Điều quan trọng là các sáng kiến như vậy phải được kết hợp với việc giải ngân tiền mặt thông qua tối ưu hóa chi phí, tối ưu hóa vốn lưu động và tái cấu trúc tài chính.

5 nguyên tắc để các doanh nghiệp chuyển đổi thành công

Theo đó, nghiên cứu của EY-Parthenon cũng nhấn mạnh rằng việc kết quả hành động thực tế sẽ quyết định sự thành công của sáng kiến chuyển đổi. Có 5 điều bắt buộc mà các công ty cần lưu ý khi thực hiện bất kỳ hành động chuyển đổi nào.

Thứ nhất, định hướng của Giám đốc điều hành, hội đồng quản trị và hoạt động kinh doanh dựa trên mục đích của sự chuyển đổi.

Thứ hai, đặt các mục tiêu theo nguyện vọng và khuyến khích thành công cao hơn những gì đã có.

Thứ ba, thiết lập tính nghiêm ngặt trong thực thi và nhận được cam kết từ cấp cao nhất là điều quan trọng để duy trì trách nhiệm.

Thứ tư, hiệu chỉnh lộ trình để cân bằng chi phí với triển vọng tăng trưởng và hợp tác với các bên liên quan chính trong suốt lộ trình.

Thứ năm, phát triển năng lực để cải thiện chức năng, kỹ thuật và chuyên môn lãnh đạo và trang bị cho nhân viên những công cụ phù hợp.

Đọc tiếp