Chủ tịch COP26 mong muốn Việt Nam xây dựng Quy hoạch Điện VIII một cách hợp lý

COP26 NĂNG LƯỢNG
18:34 - 29/08/2022
Chủ tịch COP26 Alok Sharm mong muốn Việt Nam xây dựng và ban hành Quy hoạch Điện VIII một cách hợp lý nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia các lĩnh vực này.
Chủ tịch COP26 Alok Sharm mong muốn Việt Nam xây dựng và ban hành Quy hoạch Điện VIII một cách hợp lý nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia các lĩnh vực này.
0:00 / 0:00
0:00
Trưa 29/8 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Chủ tịch COP26 Alok Sharm, tiếp tục khẳng định những nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện các cam kết tại COP26.

Theo Chủ tịch COP26 Alok Sharm, an ninh năng lượng là mối quan tâm của rất nhiều quốc gia, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng như hiện nay, tất cả các quốc gia đều đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu năng lượng để duy trì các hoạt động kinh tế, xã hội cũng như cuộc sống của người dân.

Hiện nay, một số quốc gia của Liên minh châu Âu đã có các chính sách để ứng phó với khủng hoảng năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng tức thời cũng như thúc đẩy chuyển dịch sang các nguồn năng lượng tái tạo hướng đến mục tiêu đạt 100% các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2035.

Chủ tịch COP26 cũng cho biết đã trao đổi và thống nhất với phía Việt Nam sẽ tổ chức một hội thảo liên quan đến các vấn đề kỹ thuật về chuyển dịch năng lượng trong thời gian tới. Ông cho rằng, Việt Nam cần thúc đẩy lộ trình giảm điện than càng nhanh càng tốt vì điều này không chỉ mang lại các lợi ích về môi trường mà còn có các lợi ích về kinh tế.

Chủ tịch COP26 Alok Sharm (trái) và Chủ tịch Quốc Vương Đình Huệ.

Chủ tịch COP26 Alok Sharm (trái) và Chủ tịch Quốc Vương Đình Huệ.

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư tư nhân rất quan tâm đến việc đầu tư vào các chuỗi cung ứng mới, các nhà máy sản xuất và chế tạo mới tại Việt Nam, trong đó cân nhắc việc sử dụng năng lượng tái tạo”.

Chủ tịch COP26 Alok Sharm

Nhận định đây là tín hiệu tốt của các nhà đầu tư trong việc chuyển dịch sang sử dụng năng lượng sạch, ông Alok Sharm mong muốn Việt Nam xây dựng và ban hành Quy hoạch Điện VIII một cách hợp lý nhất và xem xét sửa đổi, cập nhật các văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia các lĩnh vực này cũng như có thể tiếp cận được các nguồn tài chính xanh với lãi suất ưu đãi.

“Việt Nam và các đối tác sẽ chung tay hiện thực hoá Chương trình đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng vì chương trình này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp Việt Nam và các đối tác thực hiện các cam kết đã đưa ra”, Chủ tịch COP26 hy vọng.

Về vấn đề chuyển dịch năng lượng công bằng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhất trí và đánh giá cao yếu tố “công bằng” trong Chương trình đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cần làm rõ nội hàm của cam kết này để tổ chức thực hiện hiệu quả.

Các đại biểu tại cuộc làm việc trưa 29/8.

Các đại biểu tại cuộc làm việc trưa 29/8.

"Cam kết tại COP26 là cam kết hết sức trách nhiệm, Việt Nam sẽ kiên trì, quyết tâm tổ chức thực hiện bằng những việc làm cụ thể. Quốc hội Việt Nam sẽ cùng với Chính phủ bàn kỹ câu chuyện này. Hiện chúng tôi đã có kế hoạch hành động cả về thiết kế các khung khổ pháp lý, quy hoạch, phân bổ nguồn lực quốc gia, giám sát thực hiện để phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của đất nước".

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, hiện nay Việt Nam đang nỗ lực triển khai các hành động nhằm thực hiện cam kết này. Chính phủ Việt Nam đã thông qua Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả COP26, Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030, Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải.

Việt Nam cũng đang triển khai xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển quốc gia và các quy hoạch quốc gia khác, trong đó có Quy hoạch Điện VIII.

Phân tích các thách thức đặt ra trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi năng lượng, đặc biệt là vấn đề công nghệ, thể chế, chi phí, áp lực đối với người dân, doanh nghiệp cũng như một số hệ luỵ của điện gió, điện mặt trời… Chủ tịch Quốc hội cho rằng, phải tính toán hết sức cẩn trọng giữa mục tiêu dài hạn và lộ trình, bước đi cụ thể.

“Nên chăng cần có một chương trình hành động quốc tế về chuyển đổi năng lượng để phối hợp hành động giữa các quốc gia”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt vấn đề.

Chủ tịch Quốc hội mong muốn các nước G20, G7 chia sẻ kinh nghiệm xử lý các vấn đề này, chia sẻ công nghệ sản xuất năng lượng sạch, năng lượng xanh, hỗ trợ nguồn lực góp phần để các nước còn khó khăn tận dụng được cơ hội, vượt qua được thách thức.

“Chuyển đổi năng lượng là bài toán rất khó nên cần phải có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, một mình Việt Nam không thể làm được. Chúng ta cần trao đổi kỹ lưỡng, cởi mở, công bằng và thật sự khách quan, tăng cường sự tin cậy, lắng nghe lẫn nhau để những nước đi sau có thể thực hiện được”, Chủ tịch Quốc Vương Đình Huệ nói.

Tin liên quan

Đọc tiếp