Chủ tịch Tập đoàn FLC sẽ nhận thù lao 20 triệu đồng/tháng

flc DOANH NGHIỆP
10:57 - 10/06/2022
Ông Đặng Tất Thắng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT FLC từ 31/3.
Ông Đặng Tất Thắng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT FLC từ 31/3.
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Tập đoàn FLC (mã FLC) vừa cập nhật thêm tờ trình đại hội cổ đông bất thường về mức thù lao chi trả cho HĐQT và Ban kiểm soát. Theo đó, mức thù lao cho Chủ tịch tập đoàn nghìn tỷ sẽ chỉ tương đương thu nhập của một nhân viên ngân hàng quy mô tầm trung.

Theo đó, mức thù lao 2022 đề cử cho Chủ tịch HĐQT FLC là 20 triệu đồng/ tháng. Các thành viên trong HĐQT sẽ nhận thù lao 15 triệu đồng/người/tháng. Còn thù lao cho Trưởng ban kiểm soát là 15 triệu đồng/người/tháng. Các thành viên còn lại trong ban kiểm soát sẽ nhận 10 triệu đồng/người/tháng.

Nếu được thông qua nội dung này, thù lao của Chủ tịch và Trưởng ban kiểm soát của tập đoàn nghìn tỷ FLC sẽ chỉ tương đương thu nhập của một nhân viên ngân hàng quy mô tầm trung.

ĐHĐCĐ bất thường của Tập đoàn FLC dự kiến tổ chức sáng ngày 10/6 nhưng không đủ điều kiện diễn ra do tỷ lệ số cổ đông tham dự chỉ đạt 33,1%. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, với đại hội lần 1, các cổ đông tham dự theo cả hình thức trực tiếp và ủy quyền phải đại diện cho trên 50% tổng số cổ phần biểu quyết.

Với đại hội lần 2, tỷ lệ phải đạt ít nhất 33%. Nếu đại hội lần 2 vẫn bất thành thì doanh nghiệp sẽ thực hiện đại hội lần 3, cuộc họp đại hội đồng cổ đông lần thứ 3 được tiến hành bất kể tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp là bao nhiêu.

Lợi nhuận giảm sút trong 2 năm Covid-19

Là một trong những nhà phát triển bất động sản du lịch lớn, đồng thời là chủ sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways nhưng dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp vào kết quả kinh doanh trong 2 năm gần nhất của FLC.

Trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, FLC đang trong giai đoạn tăng trưởng liên tục ở chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Từ mức vài chục tỷ đồng/năm trước 2010, doanh thu của FLC đã lên mức đỉnh 15.780 tỷ đồng vào năm 2019. Cũng trong giai đoạn 2015-2019, FLC đạt đỉnh về chỉ tiêu lợi nhuận với lần đầu đạt trên nghìn tỷ vào năm 2016. Trong các năm sau đó, với mức doanh thu trên chục nghìn tỷ đồng mỗi năm, lợi nhuận FLC mang về đều đạt trên dưới 500 tỷ/năm.

Tuy nhiên trong năm 2021 vừa qua, nhà phát triển bất động sản du lịch này chỉ ghi nhận 6.772 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm một nửa so với năm 2020. Trong năm 2020 trước đó, doanh thu hợp nhất của tập đoàn này cùng các công ty con cũng đã giảm 15%.

Doanh thu năm 2021 của FLC giảm mạnh một phần là do tập đoàn đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Bamboo Airways xuống dưới 50% từ tháng 2/2021, dẫn tới không còn là công ty mẹ và không còn hợp nhất báo cáo tài chính của hãng hàng không này. Nhưng cũng nhờ vậy, biên lãi gộp của FLC trong năm 2021 đã cải thiện đáng kể, giúp doanh nghiệp ghi nhận khoản lãi gộp 413 tỷ đồng, trong khi năm 2020 công ty lỗ gộp hơn 3.172 tỷ.

Năm 2020, FLC thoát lỗ là do doanh thu tài chính, đến từ hoạt động cơ cấu lại các khoản đầu tư và chuyển nhượng vốn tại công ty thành viên. Nhưng sang năm 2021, hoạt động này cũng giảm hơn 73%, chỉ mang về 1.463 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của tập đoàn chỉ đạt gần 84 tỷ đồng, giảm tương ứng 73% so với năm 2020.

Quý 1/2022, FLC ghi nhận lỗ sau thuế 465 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn lãi gần 43 tỷ đồng. Trong đó hơn một nửa là phần lỗ do các công ty liên doanh và liên kết mang về, riêng Bamboo Airways chiếm 150 tỷ đồng. Tuy nhiên tổng tài sản của doanh nghiệp lại tăng 1.700 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 35.496 tỷ đồng. Trong đó phần tăng chủ yếu là khoản trả trước cho người bán ngắn hạn, phải thu về cho vay ngắn hạn và phải thu về cho vay dài hạn.

Nợ phải trả của doanh nghiệp tăng thêm gần 2.100 tỷ đồng so với đầu năm lên 26.142 tỷ đồng, chủ yếu do tăng các khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn. Các chủ nợ lớn nhất của Tập đoàn FLC vào ngày cuối quý 1 là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Việt Nam (Sacombank) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ngoài ra, FLC còn vay một số nhà băng khác như Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)…

Nhiều dự án "đắp chiếu", bị thu hồi

Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt vì tội thao túng chứng khoán, FLC không có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư như trước. Doanh nghiệp chỉ còn vài hoạt động hỗ trợ kinh doanh như FLC Hotels & Resorts và KKDay (nền tảng thương mại điện tử trực tuyến lớn nhất châu Á) ký kết hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy thị trường du lịch trong nước và quốc tế dịp cao điểm hè.

Trong khi đó thời gian trước, hàng trăm dự án của FLC trải khắp các tỉnh, thành đang được nghiên cứu đầu tư và xúc tiến pháp lý. Sau khi cựu Chủ tịch bị bắt, doanh nghiệp đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố cam kết sẽ xúc tiến và hoàn thành pháp lý để tiếp tục triển khai các dự án trong năm 2022 theo lộ trình, mục tiêu mà HĐQT và Ban Tổng giám đốc đã đề ra từ đầu năm 2022.

Thực tế, rất nhiều các dự án của FLC chỉ “xí đất” rồi để không nhiều năm. Điển hình như dự án đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng KCN Hoàng Long (Thanh Hóa), sau 7 năm FLC nhận dự án, chỉ có một cổng chào cùng một số đoạn tường bao được xây dựng. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định chấm dứt hoạt động của dự án này.

Dự án KCN Hoàng Long sau 7 năm chỉ có một cổng chào và đoạn tường bao.

Dự án KCN Hoàng Long sau 7 năm chỉ có một cổng chào và đoạn tường bao.

Tại Quảng Ninh, từ năm 2019 đến nay, tỉnh này đã thu hồi, chấm dứt, hủy bỏ 13 dự án do Tập đoàn FLC và các đơn vị thành viên triển khai nghiên cứu, thực hiện trên địa bàn. Hiện còn 5 dự án của FLC đã và đang triển khai, trong số này có 4 dự án đã triển khai ở TP Hạ Long.

Tại Nghệ An, nhiều dự án FLC chủ trương đầu tư nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy. Trong đó, dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và vui chơi giải trí tại xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc được tập đoàn này và tỉnh ký biên bản ghi nhớ hồi tháng 2/2017. Dự án có quy mô 600 ha với tổng mức đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí GPMB). Nhưng từ đó đến nay, dự án mới dừng lại ở khảo sát, nghiên cứu.

Ngày 3/6, tấm bê tông chứa logo FLC đặt trước tòa tháp văn phòng số 265 đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) - trụ sở của Tập đoàn FLC đã được công nhân tiến hành đập bỏ sau vài ngày xóa chữ "FLC". Thực tế, FLC đã sử dụng tòa nhà này để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của mình và một số công ty cùng nhóm tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Sau đó, FLC thuê lại một phần diện tích của chính tòa nhà này từ OCB để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của FLC và các bên thứ ba do FLC chỉ định.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Doanh nhân Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Đức Giang phát biểu tại đại hội. Ảnh: Minh Phong

ĐHĐCĐ Đức Giang: Sáp nhập PAT

Nghiên cứu sáp nhập PAT là một trong các định hướng đầu tư quan trọng của Hóa chất Đức Giang trong năm 2024, bên cạnh xúc tiến xin giấy phép dự án Alumin hay khởi công tổ hợp xút Nghi Sơn giai đoạn 1.
ĐCĐCĐ Gelex. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu 1,3 tỷ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) được tổ chức ngày 28/3 tại Khách sạn Melia Hanoi, Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo. Đại hội có sự tham dự của 54,05% vốn điều lệ công ty.