CLB đọc sách trong im lặng tại Indonesia

Giải trí Indonesia
06:21 - 31/05/2022
Nhà sáng lập CLB Sách Im lặng Indonesia. Ảnh: Jakarta Post
Nhà sáng lập CLB Sách Im lặng Indonesia. Ảnh: Jakarta Post
0:00 / 0:00
0:00
Hàng tháng, những người thuộc CLB Sách Im lặng của Indonesia cùng nhau tụ họp trước màn hình máy tính và dành ra 1 giờ để đọc sách trước camera mà không bàn tàn hay thảo luận bất kỳ điều gì.

Trong tiếng Indonesia, sự kiện này được gọi là Baca Bareng, hay còn có nghĩa là cùng nhau đọc sách và được bắt nguồn từ Mỹ. Tuy cũng là một CLB sách, tuy nhiên nó khác biệt so với phần lớn các buổi tụ họp khác ở chỗ mọi người đến chỉ để đọc và không thảo luận thêm về bất cứ chuyện gì.

Cảm giác được bầu bạn

Thông thường khi tham gia CLB này, những người đọc sách sẽ thích tụ tập cùng nhau trong một quán cà phê nhỏ hoặc thư viện rồi đọc. Điểm đặc biệt của nó chính là ở chỗ không cần bất kỳ lời giới thiệu hay hoạt động làm ấm bầu không khí nào. CLB này chỉ đơn giản là nơi tụ tập của những người lạ cùng nhau đọc sách.

Theo người khởi xướng CLB Sách Im lặng Indonesia là Hestia Istiviani, nhiều người coi việc gặp gỡ những người mới trong bầu không gian này là một niềm vui. Động lực để bắt đầu CLB này của cô cũng khá đặc biệt khi cô chia sẻ rằng mình vừa mới chia tay người yêu và cô cảm thấy không có ai cùng mình đọc sách. Sau đó, cô đã tìm hiểu về CLB Sách im lặng và xin đại diện của cộng đồng này ở Mỹ cho phép thành lập chi nhánh tại Indonesia.

Cũng giống như cái tên của nó, các buổi tụ tập Baca Bareng là nhằm đạt được bầu không khí đọc sách “như ở công ty” nhưng thực ra là ở một địa điểm công cộng. Thêm vào đó, do có nhiều người cũng cảm thấy bị đánh giá nếu đọc sách ở nơi công cộng, việc có cảm giác người bầu bạn sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi đọc.

Không nằm ngoài dự đoán, CLB này nhận được sự yêu quý của nhiều người. Dù không ai biết nhau, các hoạt động đọc chung thường thu hút khoảng 60 người tham gia.

Cô Firnita, một tác giả 23 tuổi chia sẻ rằng mới đầu cô cảm thấy hơi khó xử khi các buổi đọc sách của CLB được tổ chức online do tình hình dịch bệnh phức tạp. Tuy nhiên với thời gian trôi qua, cô nhận thấy có nhiều điểm chung giữa các buổi đọc offline mà cô từng tham gia với các phiên online này. Và một khi cảm giác khó xử trôi qua, thứ còn sót lại chính là cảm giác gần gũi với nhau.

Hiện tại cô thậm chí còn có thể nhớ mặt một số người thường đọc tại các buổi tụ tập dù không ai biết nhau hay trò chuyện gì. Hơn nữa, mọi người còn có thể làm quen với nhau bên ngoài các buổi đọc sách im lặng này.

Những người thuộc CLB Sách im lặng. Ảnh: Jakarta Post

Những người thuộc CLB Sách im lặng. Ảnh: Jakarta Post

Tăng khả năng đọc trong thời kỳ đại dịch

Theo cô Pradita “Dita” Artha, một sinh viên tốt nghiệp, cô là một người có niềm yêu thích lớn với đọc sách nhưng không thể thực hiện mong muốn của mình trong những năm gần đây vì nhiều lý do. Tuy nhiên khi cô bắt gặp CLB sách kì lạ này trên Facebook, cô đã ngay lập tức tham gia vào một buổi đọc hồi tháng 2 với nguyện vọng đọc xong một vài trang sách. Tuy nhiên sau 1 giờ trôi qua, cô nhận ra mình đã đọc được hơn 70 trang cuốn Kitchen của Banana Yoshimoto.

Qua câu trả lời của cô với The Jakarta Post, hoạt động này đã nhen nhóm lại niềm yêu thích sách trong tim cô.

Đối với một số người khác như cô Desyanti, một công chức 46 tuổi, CLB Sách im lặng giúp cô đạt được sự hài lòng cá nhân bởi cô là một người hướng nội. Cô chia sẻ mình không phải một người thích tham gia vào các hoạt động cộng đồng mà thích làm mọi thứ một mình hơn. Do đó, sau khi đọc mô tả, cô cảm thấy CLB này rất hợp với mình và đã đồng ý tham gia.

Khi buổi đọc sách bắt đầu trên Zoom, mọi người ngay lập tức chìm vào thế giới của mình. Sau 1 giờ, mọi người quyết định chụp ảnh chung và chào tạm biệt nhau. Cảm giác này rất đặc biệt khi mà nó vừa đem lại cho cô cảm giác đọc một mình, vừa đem lại cho cô cảm giác được bầu bạn.

Cô Dita cũng đồng ý với những lợi ích mà CLB này mang lại với thói quen đọc của họ. Theo cô Dita, cô cảm thấy mình có thể dành nhiều gian hơn để đọc sau khi tham gia các buổi Baca Bareng. Ngoài ra cũng nhờ tổ chức trực tuyến mà mọi người từ khắp mọi nơi trên đất nước từ Jakarta tới Bandung và Purworejo.

Phản ứng lại với sự đón nhận của mọi người, nhà sáng lập CLB Hestia cho biết cô rất vui mừng khi thấy được sự nhiệt tình của mọi người. Hệ thống quản lý thành viên lỏng cũng chính là lý do khiến những người chỉ muốn đọc cùng nhau trong im lặng tìm đến. Trong tương lai, cô hy vọng sẽ có càng nhiều người tham gia phong trào này.

Đọc tiếp