Cổ phiếu một doanh nghiệp sữa tăng gần 15% trong phiên đầu tuần ảm đạm

IDP VN INDEX
16:10 - 18/07/2022
VN-Index giằng co rồi đi xuống dưới tham chiếu vào cuối phiên. SSI
VN-Index giằng co rồi đi xuống dưới tham chiếu vào cuối phiên. SSI
0:00 / 0:00
0:00
Thị trường không có thông tin thúc đẩy khiến dòng tiền vẫn thận trọng, VN-Index giằng co ở ngưỡng tham chiếu rồi kết phiên giảm gần 3 điểm. Thu hút nhà đầu tư vẫn là các cổ phiếu hưởng lợi trong bối cảnh lạm phát; đáng chú ý là một mã sữa tăng gần 15%.

Với mức giảm như trên, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.176,49 điểm. Ngược lại, HNX-Index và UPCoM đều kết phiên trong sắc xanh, nhưng mức tăng không đáng kể. Thanh khoản vẫn không có gì đột biến với tổng giá trị giao dịch đạt 13.102 tỷ đồng. Trong đó khối ngoại chiếm hơn 1.500 tỷ đồng, thực hiện bán ròng hơn 100 tỷ đồng.

So với thị trường chung, nhóm bluechip có mức giảm sâu hơn là -5,8 điểm. Trong đó, VIC, VHM và HPG là 3 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số. Trong khi chiều tăng có sự đóng góp của FPT, BVH, PLX, MSN với tỷ lệ chênh lệch mỗi mã hơn 1%.

Xét về nhóm ngành thì nông nghiệp và thủy sản là 2 nhóm có mức tăng tốt nhất. Tại nhóm nông nghiệp, HNG của Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai) tiếp tục một phiên tăng trần giúp giá trị tăng thêm 6,9%, lên mức giá 5.600 đồng. Trong tuần trước, HNG cũng chính là “ngôi sao” khi tăng hơn 22% cùng khối lượng giao dịch liên tục nằm trên mức trung bình 20 ngày gần nhất.

Ngoài HNG, HAG cũng tăng 5,9%, BAF và ASM tăng hơn 3%. Các cổ phiếu nhóm nông nghiệp đang được kỳ vọng khi áp lực lạm phát đẩy giá lương thực, thực phẩm lên cao. Thời gian qua, giá thịt lợn hơi trong nước đã có dấu hiệu tăng tại khắp các địa phương.

Giao dịch của khối ngoại trong phiên hôm nay. SSI

Giao dịch của khối ngoại trong phiên hôm nay. SSI

Các nhóm ngành cũng giữ được mức tăng nhẹ là dầu khí, vận tải kho bãi, công nghệ thông tin, bảo hiểm, xây dựng. Trong khi ngược lại, thép, bất động sản, bán lẻ, ngân hàng, hóa chất là những nhóm bị giảm điểm, nhưng tỷ lệ chênh lệch cũng không đáng kể.

Đáng chú ý là nhóm xây dựng phục hồi tốt từ đầu tháng 7 tới nay. FCN (Fecon) và HHV (Đèo Cả) tăng trần trong phiên hôm nay. Nhiều mã khác cũng tăng tốt như SJG, L61, LCG, PTC, PTD, SD9… Giá thép giảm và thúc đẩy đầu tư công nửa cuối năm chính là những động lực để doanh nghiệp xây dựng bứt phá trong thời gian tới.

Xét về cổ phiếu riêng lẻ thì mã có giao dịch sôi nổi nhất là DIG của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) với gần 17 triệu đơn vị được trao tay. Kết phiên, mã này giảm 5,48%, về mức giá 39.650 đồng/cp.

Còn IDP của CTCP Sữa Quốc Tế là một trong những mã tăng giá mạnh nhất. Vì giao dịch trên sàn UPCoM nên khi tăng hết biên độ, giá của mã này đã +14,96%, từ mức giá 139.000 đồng lên 159.800 đồng.

IDP trả cổ tức tiền mặt 90%

Sữa Quốc Tế đang cung cấp trên thị trường các sản phẩm mang thương hiệu LIF (LOVE’IN FARM) gồm sữa tươi, sữa chua có đường, sữa bắp non, sữa chua chanh dây và sữa chua men sống. Tuy quy mô vẫn còn khá nhỏ so với các ông lớn trong ngành sữa nhưng kết quả kinh doanh đảo chiều của IDP trong 2 năm qua đã khiến giới đầu tư chú ý. Đặc biệt là biên lợi nhuận của IDP trong những quý gần đây liên tục vượt qua công ty lớn nhất trong ngành là Vinamilk, đạt tỷ lệ 40-50%.

Thị giá IDP duy trì ở mức cao và không ảnh hưởng nhiều bởi thị trường biến động. TradingView

Thị giá IDP duy trì ở mức cao và không ảnh hưởng nhiều bởi thị trường biến động. TradingView

Năm 2022, doanh nghiệp sữa đề ra mục tiêu doanh thu tăng 14% lên 5.500 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 45% về 452 tỷ đồng. Mức kế hoạch lợi nhuận này thậm chí còn thấp hơn kế hoạch 2021 và thực hiện 2020. Tuy nhiên chỉ riêng trong quý I/2022, IDP đã đạt được 47,8% kế hoạch lợi nhuận đề ra với doanh thu 1.409,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 236 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Đầu tháng 1/2021, Sữa Quốc Tế đưa cổ phiếu IDP lên giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 50.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với định giá gần 3.000 tỷ đồng. Sau 1 năm, cổ phiếu này đã vươn lên mức 155.000 đồng/cổ phiếu, tức gấp hơn ba lần giá trị vốn hóa. Thời gian qua, dù thị trường biến động nhưng IDP vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp có tỷ lệ trả cổ tức cao.

Tháng 6 vừa qua, doanh nghiệp đã chi trả cổ tức đợt 2 năm 2021 với tỷ lệ 40% bằng tiền. Trước đó, IDP cũng tiến hành tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ là 50%. Tổng mức cổ tức chi trả cho năm 2021 là 90%.

Tin liên quan

Đọc tiếp