COVID-19 đe dọa vấn đề lao động và việc làm của ASEAN như thế nào?

việc làm asean
18:56 - 27/09/2021
COVID-19 đe dọa vấn đề lao động và việc làm của ASEAN như thế nào? Ảnh: dangcongsan.vn
COVID-19 đe dọa vấn đề lao động và việc làm của ASEAN như thế nào? Ảnh: dangcongsan.vn
0:00 / 0:00
0:00
ASEAN là khu vực chịu nhiều sức ép lớn, được dự báo có kịch bản phục hồi chậm về lao động và việc làm sau đại dịch COVID-19.

ASEAN là một khu vực năng động và đa dạng bao gồm 10 quốc gia thành viên là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Trước làn sóng đại dịch COVID-19 đang lan rộng, ASEAN cũng là một khu vực chịu tổn thương nặng nề về nhiều mặt.

Trong đó, vấn đề việc làm và thất nghiệp của lao động khi đại dịch đã và đang diễn ra trở thành mối quan tâm lớn trên toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng, trở thành gánh nặng trong các gói cứu trợ, nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời, làm sụt giảm quá trình sản xuất kinh doanh, chuỗi cung ứng sản phẩm và khả năng vực lại của nền kinh tế khu vực trong thời gian tới.

Ngày 27/09/2021, tại Hà Nội, Tọa đàm tham vấn chuyên gia về tình hình kinh tế và xã hội – Quốc hội trong vấn đề “Lao động và việc làm trong thời kỳ đại dịch COVID-19”, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra những số liệu về lao động và việc làm của khu vực ASEAN.

Tọa đàm tham vấn chuyên gia về tình hình kinh tế và xã hội – Quốc hội trong vấn đề “Lao động và việc làm trong thời kỳ đại dịch COVID-19”. Ảnh: Quochoi.vn

Tọa đàm tham vấn chuyên gia về tình hình kinh tế và xã hội – Quốc hội trong vấn đề “Lao động và việc làm trong thời kỳ đại dịch COVID-19”. Ảnh: Quochoi.vn

Cụ thể, số lượng lao động năm 2020 thấp hơn 11 triệu người so với dự báo cho kịch bản không có đại dịch; khoảng cách chênh lệch này được dự báo vẫn sẽ duy trì ở mức khoảng 9 triệu người (2021) và 4 triệu người (2022);

Đại dịch gây nên mức tổn thất việc làm trong năm 2020 của phụ nữ cao hơn nam giới (lần lượt là 4% và 3%) và của thanh niên cao hơn người trưởng thành (lần lượt là 6% và 3%);

Số lượng việc làm đã giảm khoảng 7 triệu trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2020. Con số này bao gồm mức thất nghiệp cao hơn (2 triệu) và rời khỏi lực lượng lao động (5 triệu);

Do vậy, tổn thất trong thu nhập từ lao động do mất việc làm và giảm thời giờ làm việc có thể vào khoảng 8% trong năm 2020 (100 triệu đô la Mỹ, hay 3% GDP khu vực năm 2019); thu nhập từ lao động có thể còn tiếp tục giảm do khủng hoảng còn kéo dài.

"Cuộc khủng hoảng đã làm lộ rõ những mảng dễ bị tổn thương của các nền kinh tế và thị trường lao động trong khu vực. Với tình hình này có thể còn tiếp tục kéo dài thêm một thời gian nữa, vấn đề cấp bách là các nước ASEAN phải đẩy nhanh các chính sách và chương trình giúp tăng cường khả năng chống chịu của các doanh nghiệp, người lao động và các hộ gia đình, đồng thời tạo nền tảng vững chắc hơn cho việc làm thỏa đáng cho tất cả mọi người."

Bà Chihoko Asada-Miyakawa, Giám đốc ILO Khu vực châu Á và Thái Bình Dương

ILO dự báo việc làm của khu vực ASEAN sẽ phục hồi chậm

Theo một nghiên cứu gần đây của ILO thì, dự báo thời giờ làm việc trong khu vực ASEAN chỉ có thể phục hồi phần nào trong năm 2021 và 2022

Báo cáo COVID-19 và thị trường lao động ASEAN: Tác động và phản ứng chính sách nhấn mạnh những tác động nặng nề mà đại dịch COVID-19 gây nên đối với các nền kinh tế ASEAN và đánh giá những kịch bản phục hồi có thể xảy ra.

Xét đến các biện pháp hạn chế di chuyển được áp dụng, tiến độ tiêm vaccine và tốc độ phục hồi của nền kinh tế, không có kịch bản nào đưa ra dự báo rằng thời giờ làm việc sẽ được phục hồi hoàn toàn vào năm 2022.

Năm 2021, theo tính toán ASEAN sẽ phải chịu mức tổn thất thời giờ làm việc là 7,4% đối với kịch bản cơ sở và lần lượt là 7% đối với kịch bản lạc quan và 7,9% đối với kịch bản tiêu cực so với thời điểm trước đại dịch.

Mức tổn thất thời giờ làm việc của khu vực ghi nhận trong quý đầu năm 2021 là 6,1% và trong quý II là 6,2% (so với quý IV năm 2019). Dự báo làn sóng dịch COVID-19 đang tiếp diễn sẽ khiến điều kiện thị trường lao động nửa cuối năm 2021 còn trở nên tệ hơn nữa.

Báo cáo tóm tắt nêu rõ trong năm 2020, số lượng người lao động có việc làm trong khu vực thấp hơn kịch bản nếu đại dịch không xảy ra là 10,6 triệu người. Mức tổn thất thời giờ làm việc của khu vực ghi nhận trong năm 2020 là 8,4%, tương đương với thời giờ làm việc của khoảng 24 triệu lao động toàn thời gian, và thu nhập cũng giảm 7,8%.

Đại dịch đã tác động đến nền kinh tế và thị trường lao động của các nước ASEAN qua nhiều kênh khác nhau trong đó bao gồm cả việc chính quyền áp dụng các biện pháp phong tỏa để hạn chế sự lây lan của virus, sự suy giảm nghiêm trọng của ngành du lịch, mức sụt giảm của tiêu dùng trong nước và tác động thông qua các chuỗi cung ứng toàn cầu. Để cải thiện tốc độ phục hồi của vấn đề lao động và việc làm đòi hỏi các nước trong khu vực ASEAN cần tăng cường mối liên hệ, hợp tác toàn diện hơn nữa./.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

Với việc ra mắt chính thức siêu phẩm Thành phố đảo Hoàng gia trên “chợ trực tuyến” Vinhomes Market, Vinhomes mở ra một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh giao dịch trực tuyến đang là xu hướng chủ đạo với mọi lĩnh vực.