Đảm bảo cung ứng hàng hóa và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng

bán lẻ Việt nAM
14:29 - 02/07/2022
Đảm bảo cung ứng hàng hóa và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng
0:00 / 0:00
0:00
Tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm tăng trưởng 12% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự hồi phục nhu cầu tiêu dùng của người dân sau đại dịch Covid-19. Vì vậy, việc đảm bảo cung ứng hàng hóa trong tình hình mới đang được xác định là rất cần thiết.

Nhằm trao đổi, giao lưu, tháo gỡ khó khăn và tuyên truyền về vấn đề đảm bảo nguồn cung, an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, ngày 30/6, Bộ Công Thương phối hợp với Báo Công Thương tổ chức Hội thảo “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong tình hình mới”.

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong tình hình thế giới đầy biến động

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thời gian qua, công tác quản lý an toàn thực phẩm đã thực hiện chuyển đổi mạnh sang theo hướng quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, việc sản xuất nông sản thực phẩm còn manh mún nhỏ lẻ, nhiều sản phẩm còn chưa được áp dụng công nghệ cao trong sản xuất. Vì vậy, trong thời gian tới, Thứ trưởng xác định, cần tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi về sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát An toàn thực phẩm ngay từ các yếu tố đầu vào. Đồng thời, cần liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên toàn quốc, đảm bảo nguồn cung thực phẩm chất lượng, an toàn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc hội thảo.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mạc hội thảo.

Ngoài ra, hội thảo cũng là diễn đàn để các cơ quan quản lý, các hiệp hội, các tổ chức kinh tế, thương mại, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm, chia sẻ, truyền thông về an toàn thực phẩm.

Qua đó, phát huy vai trò của doanh nghiệp trong việc thực thi các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp người tiêu dùng nhận biết, truy xuất thông tin về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm. Nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm an toàn, cũng như vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.

Theo Tổng cục thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng đầu năm đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, riêng tháng 6/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 472 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm 2021.

Nửa đầu năm 2022, dù thị trường trong nước chịu tác động từ thị trường thế giới, tuy nhiên, nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) trong nước vẫn được bảo đảm và đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu đời sống của người dân, kể cả trong giai đoạn tết Nguyên đán, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh.

Về vấn đề cung ứng hàng hóa, thực phẩm trong nước, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2022, Vụ Thị trường trong nước sẽ phối hợp với Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống phân phối tiêu thụ nông sản, thực phẩm ứng dụng công nghệ số cho hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh hàng Việt tại thị trường trong nước nhằm tuyên truyền, quảng bá cho nông sản Việt Nam và tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu hàng Việt Nam.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết Vụ đã phối hợp với các tỉnh, cơ quan, doanh nghiệp để đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu ngay cả trong tình hình dịch bệnh khó khăn.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết Vụ đã phối hợp với các tỉnh, cơ quan, doanh nghiệp để đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu

ngay cả trong tình hình dịch bệnh khó khăn.

Bên cạnh đó là tận dụng các cơ sở sẵn có của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các điểm bán hàng bình ổn thị trường đã gia tăng nhanh chóng trong thời kỳ đỉnh dịch hồi quý III/2021.

Cụ thể, hệ thống cửa hàng Winmart+ và siêu thị Winmart đã tăng từ 2.743 cửa hàng trong năm 2021 lên 2.832 cửa hàng trong quý I năm 2022; hệ thống siêu thị Bách hóa Xanh tăng từ 1.664 cửa hàng năm 2020 lên 2.095 cửa hàng trong quý II năm 2022; MM Mega Market có 21 siêu thị bán buôn, bán lẻ; tập đoàn Central Retail đã có hơn 300 điểm bán hàng với 40 siêu thị phủ khắp 40 tỉnh, thành phố; Công ty Aeon Việt Nam đã có 17 cơ sở bán lẻ gồm 3 trung tâm mua sắm, 3 trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị, 4 siêu thị, siêu thị mini và 7 cửa hàng chuyên doanh…

Nỗ lực đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng

Bên cạnh các điểm bán trực tiếp, Vụ thị trường trong nước cũng phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, tăng cường kết nối cung cầu hàng hóa an toàn thực phẩm với các hệ thống phân phối kết hợp các trực tuyến, trực tiếp và tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu, kích cầu tiêu dùng tại các địa phương như Hà Nội, TP HCM, Bắc Giang…

Theo đó, trong năm 2021, số danh mục hàng hóa mà người dùng Việt mua sắm trực tuyến tăng 50%, số gian hàng online tăng 40%, kéo theo mức tăng 1,5 lần tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước so với năm 2020. Với xu hướng chuyển đổi số ngày càng sâu trong đời sống kinh tế - xã hội, dự kiến, dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng nhờ mức độ tiện lợi và độ phủ cao.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của thương mại điện tử, vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm trên không gian mạng là vấn đề khó khăn. Theo đó, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, trong năm 2021, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận hơn 13.000 cuộc gọi khiếu nại về chất lượng hàng hóa, sản phẩm mua qua các kênh trực tuyến, tăng hơn 17% so với năm 2020. Cùng với đó, số lượng đơn, thư khiếu nại được giải quyết tại Cục là hơn 1.300 vụ việc, tăng 122% so với năm 2020.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, cục sẽ phối hợp với các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp và tuyên truyền để quản lý về an toàn thực phẩm trên nền tảng thương mại điện tử. Ảnh: congthuong.vn

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, cục sẽ phối hợp với các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp và tuyên truyền để quản lý về an toàn thực phẩm trên nền tảng thương mại điện tử. Ảnh: congthuong.vn

Theo mức độ gia tăng của hàng hóa mua bán trên thương mại điện tử, vấn đề buôn lậu, bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên môi trường mạng ngày một nghiêm trọng. Để nỗ lực tăng cường quản lý về an toàn thực phẩm trên nền tảng thương mại điện tử, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, trong thời gian tới, Cục sẽ phối hợp các cơ quan, địa phương để tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0, phối hợp với các đối tác để truy xuất nguồn gốc sản xuất và triển khai gian hàng quốc gia trực tuyến trên sàn thương mại điện tử để người dân có thể tiếp cận được các sản phẩm hiệu quả.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền phổ biến tích cực tham gia các chương trình hội thảo, tọa đàm để kêu gọi khuyến khích doanh nghiệp, người tiêu dùng chung tay sản xuất và tiêu dùng thực phẩm an toàn.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

Với việc ra mắt chính thức siêu phẩm Thành phố đảo Hoàng gia trên “chợ trực tuyến” Vinhomes Market, Vinhomes mở ra một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh giao dịch trực tuyến đang là xu hướng chủ đạo với mọi lĩnh vực.