Dầu thô đồng loạt tăng giá mạnh đầu tuần mới

DẦU THÔ THẾ GIỚI
07:51 - 18/04/2022
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng 18/4, do lo ngại vấn đề nguồn cung sau khi xuất khẩu từ cảng dầu của Libya bị tạm dừng do biểu tình.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 18/4, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2022 đứng ở mức 107,61 USD/thùng, tăng 1,23 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 6/2022 đứng ở mức 113,51 USD/thùng, tăng 1,81 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu thô tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng ngày 18/4 vì lo ngại vấn đề nguồn cung sau khi xuất khẩu từ cảng dầu của Libya bị tạm dừng do biểu tình trước đó một ngày. Theo Reuters, một tàu chở dầu đã bị chặn không cho tải lên một triệu thùng dầu tại cảng dầu nước này.

Giá dầu thô cũng được hỗ trợ khi một số quốc gia đã cân nhắc hoặc tuyên bố cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, trong khi những quốc gia khác lại giảm gấp đôi lượng nhập khẩu. Cụ thể, Italy đang giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga bằng cách chuyển sang các nước như Ai Cập và Algeria để cung cấp năng lượng.

Eni, tập đoàn dầu khí khổng lồ của Italy, gần đây đã ký một thỏa thuận với Công ty Cổ phần Khí đốt Tự nhiên Ai Cập (EGAS) thuộc sở hữu nhà nước, theo đó sẽ giúp tối đa hóa sản lượng khí đốt và xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Quốc gia này cũng đã đồng ý tăng cường nhập khẩu khí đốt từ Algeria thêm khoảng 40% trong bối cảnh căng thẳng tại Ukraine tiếp tục leo thang. Khoảng 40% lượng khí nhập khẩu của Italy đến từ Nga.

Tương tự, trong tháng này, các nước Baltic gồm Litva, Latvia và Estonia đã cắt giảm nhập khẩu khí đốt của Nga. Trong khi đó ở bên ngoài châu Âu, nước Mỹ cũng đã cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga. Người tiêu dùng Mỹ đang cảm thấy tác động của giá khí đốt tăng cao do lạm phát trong thời kỳ đại dịch, cùng với các lệnh trừng phạt mới áp đặt đối với nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Tháng 3, giá xăng trung bình của Mỹ trên một gallon lần đầu tiên tăng vượt 4 USD kể từ năm 2008.

Trong khi đó, chính phủ Anh gần đây đã công bố các biện pháp chống lại nguồn cung cấp năng lượng của Nga, cam kết chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu than và dầu của Nga vào cuối năm 2022. Ngoài ra, Anh cũng sẽ cấm xuất khẩu các thiết bị lọc dầu quan trọng và chất xúc tác, làm suy giảm khả năng sản xuất và xuất khẩu dầu của Nga.

Đức cũng phải đối mặt với áp lực ngày càng leo thang để rút khỏi năng lượng của Nga, mặc dù nước này phụ thuộc rất nhiều vào nó, đặc biệt là khí tự nhiên thông qua mạng lưới đường ống Nord Stream.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do thị trường ghi nhận thông tin Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, hiện cũng đang không mặn mà với dầu giá rẻ từ Nga do những khó khăn, thách thức trong khâu vận chuyển.

Ở chiều hướng khác, động lực tăng giá của dầu thô còn đến từ triển vọng phục hồi nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu và khả năng tăng sản lượng khai thác hạn chế của các nhà sản xuất lớn.

Tại thị trường trong nước, hiện giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp