Đầu tư nhà máy, May Sông Hồng báo lãi giảm nhẹ sau 9 tháng

Dệt May Việt nAM
15:12 - 02/11/2022
Đầu tư nhà máy, May Sông Hồng báo lãi giảm nhẹ sau 9 tháng
0:00 / 0:00
0:00
Trong năm 2022, May Sông Hồng (mã MSH) đã đưa nhà máy Nghĩa Hưng, Nam Định vào sản xuất dẫn đến chi phí đầu vào và chi phí sản xuất tăng mạnh, kéo theo lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp sụt giảm so với cùng kỳ.

Báo cáo tài chính của CTCP May Sông Hồng ghi nhận, trong quý III/2022 đạt 1.645 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 27% so với cùng kỳ nhờ việc đưa Nhà máy Nghĩa Hưng vào sản xuất.

Trong kỳ, giá vốn hàng bán tại May Sông Hồng tăng tới 31% so với cùng kỳ, lên 1.397 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng cũng đều tăng cao so với cùng kỳ quý III/2021, lần lượt đạt 71 tỷ và 60 tỷ đồng.

May Sông Hồng đang thực hiện dự án xây dựng nhà máy Nghĩa Phong, do đó trong quý III/2022 chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng hơn 28%, đạt 204 tỷ đồng so với 158 tỷ đồng đầu năm 2022.

Kết quả, trong quý III/2022 công ty này đạt 144 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 2% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty lãi trước thuế 360 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ.

Về cơ cấu tài sản, tính đến 30/9/2022, tổng tài sản tại May Sông Hồng đạt 3.798 tỷ đồng, tăng 18% so với hồi đầu năm. Hàng tồn kho ghi nhận 785 tỷ đồng, giảm 17% và các khoản phải thu ngắn hạn tăng 25% lên 832 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn, tính đến hết quý III/2022, nợ phải trả tại doanh nghiệp này tăng 21% lên 2.338 tỷ đồng và gấp 4,3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 6,3% lên 1.948 tỷ đồng và nợ dài hạn ghi nhận 266 tỷ đồng, tăng 49% so với đầu kỳ. Ngược lại, khoản phải trả người bán ngắn hạn giảm 5,2%, còn hơn 208 tỷ đồng.

Năm 2022, May Sông Hồng đặt mục tiêu doanh thu 4.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến 500 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021. Sau 9 tháng, May Sông Hồng đã hoàn thành 90% kế hoạch doanh thu và 72% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.

Giải thích nguyên nhân mục tiêu lợi nhuận giảm, May Sông Hồng cho biết, hiện doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với loạt thách thức liên quan đến chi phí vận tải tăng cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây. Nguồn cung đầu vào của doanh nghiệp cũng đang bị hạn chế do chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc - nơi đang hạn chế vì dịch bệnh.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.