Đầu tư vào cổ phiếu dầu khí, Vietjet phải dự phòng giảm giá 370 tỷ đồng

Vietjet Hàng KHông
14:28 - 01/08/2022
Vietjet đã có lãi từ hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Vietjet đã có lãi từ hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa.
0:00 / 0:00
0:00
Khác với những quý trước, doanh thu tài chính của Vietjet Air quý 2/2022 giảm mạnh, cùng với đó là khoản dự phòng giảm giá cổ phiếu 370 tỷ đồng. Tuy nhiên hãng hàng không vẫn báo lãi gần 200 tỷ đồng, cho thấy hoạt động kinh doanh cốt lõi đã khởi sắc.

CTCP Hàng không Vietjet (mã VJC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022 với doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 11.590 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ. Nhờ doanh thu cao nên lợi nhuận gộp mang về 1.127 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm 1.277 tỷ đồng.

Nếu như cùng kỳ năm ngoái, Vietjet có khoản thu tài chính gần 1.800 tỷ đồng giúp lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 4 tỷ đồng thì năm nay, khoản này chỉ còn mang về 238 tỷ đồng. Tuy nhiên do lợi nhuận gộp cao nên sau khi trừ đi các chi phí, VJC vẫn có lãi 181 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của hãng đạt 16.112 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 426 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần.

Tính tới cuối quý 2/2022, tổng tài sản của Vietjet là 64.592 tỷ đồng, tăng gần 13.000 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản tăng đến từ các mục tiền và tương đương tiền, trả trước cho người bán ngắn hạn, chi phí trả trước ngắn hạn, các khoản phải thu dài hạn, chi phí trả trước dài hạn…

Trong khi đó, khoản dự phòng giảm giá chứng khoán âm vào 370 tỷ đồng (hồi đầu năm là 135 tỷ đồng). Danh mục chứng khoán kinh doanh của Vietjet chỉ có một mã duy nhất là OIL của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL), với giá trị ban đầu là 990 tỷ đồng. Tuy nhiên tại thời điểm lập báo cáo tài chính quý 2, giá trị hợp lý của cổ phiếu này chỉ còn 620 tỷ đồng.

Khoản đầu tư chứng khoán của Vietjet.

Khoản đầu tư chứng khoán của Vietjet.

Nợ phải trả của Vietjet cũng tăng mạnh từ gần 35.000 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 47.000 tỷ đồng. Các khoản tăng nợ chính là người mua trả tiền trước ngắn hạn, doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn, vay nợ dài hạn, dự phòng phải trả dài hạn.

Trong đó, vay nợ dài hạn tăng gần 3.000 tỷ đồng lên 11.035 tỷ đồng. Tổng nợ vay của doanh nghiệp đến cuối quý là gần 19.000 tỷ đồng. Với số nợ vay đó, chi phí lãi vay của công ty trong 6 tháng đầu năm là gần 700 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là gần 300 tỷ đồng.

Bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu

Theo lý giải từ phía doanh nghiệp, kết quả khả quan trên là nhờ vào nhu cầu đi lại đang trên đà phục hồi mạnh, đặc biệt các chặng nội địa tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2019 - giai đoạn trước đại dịch Covid-19. Trong quý 2, Vietjet đã thực hiện gần 33.000 chuyến bay và vận chuyển 6 triệu lượt khách, tăng lần lượt 135% và 200% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển cũng đạt hơn 11.000 tấn.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng ấn tượng về doanh thu nhưng Vietjet cũng thừa nhận, giá xăng dầu tăng mạnh mà không tăng phụ thu xăng dầu đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận hợp nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 85,2%.

Vietjet cho biết sẽ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát chi phí chặt chẽ và tiếp tục đẩy nhanh các dự án chuyển đổi số nhằm tối ưu hóa chi phí hoạt động, đồng thời tận dụng các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ bao gồm giảm 50% chi phí hạ cất cánh, chính sách thuế bảo vệ môi trường nhiên liệu bay giảm còn 1.000 đồng/lít… nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao.

Bên cạnh đó, Vietjet cũng đang tích cực phối hợp và làm việc với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải nhằm sớm nhận được sự xem xét và chấp thuận về chính sách phụ thu xăng dầu.

Về kế hoạch phát triển các đường bay mới, Vietjet tiên phong trong việc mở các đường bay giữa Việt Nam và Ấn Độ với 17 đường bay kết nối các thành phố lớn nhất giữa hai nước. Hãng cũng đã đạt được thỏa thuận với Boeing về tái cấu trúc, tiếp tục thực hiện hợp đồng đặt mua 200 tàu bay Boeing 737. Đây là nền tảng quan trọng giúp công ty đảm bảo kế hoạch mở rộng đội tàu bay và đáp ứng chiến lược phát triển trong tương lai.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Doanh nhân Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Đức Giang phát biểu tại đại hội. Ảnh: Minh Phong

ĐHĐCĐ Đức Giang: Sáp nhập PAT

Nghiên cứu sáp nhập PAT là một trong các định hướng đầu tư quan trọng của Hóa chất Đức Giang trong năm 2024, bên cạnh xúc tiến xin giấy phép dự án Alumin hay khởi công tổ hợp xút Nghi Sơn giai đoạn 1.
ĐCĐCĐ Gelex. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu 1,3 tỷ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) được tổ chức ngày 28/3 tại Khách sạn Melia Hanoi, Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo. Đại hội có sự tham dự của 54,05% vốn điều lệ công ty.