Đô thị Kinh Bắc đặt mục tiêu lợi nhuận hơn 4.000 tỷ đồng năm 2022

KBC Việt nAM
15:03 - 26/06/2022
Đô thị Kinh Bắc (KBC) đặt mục tiêu lợi nhuận hơn 4.000 tỷ đồng trong năm 2022. Nguồn: Vietstock.
Đô thị Kinh Bắc (KBC) đặt mục tiêu lợi nhuận hơn 4.000 tỷ đồng trong năm 2022. Nguồn: Vietstock.
0:00 / 0:00
0:00
Sáng 25/6, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, trong đó đặt kế hoạch doanh thu 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận 4.500 tỷ đồng cho năm 2022.

Báo cáo tại Đại hội, năm 2021, tổng công ty ghi nhận tổng doanh thu 4.421 tỷ đồng, tăng 79%; lãi sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 782 tỷ đồng, gấp 3,5 lần thực hiện năm trước. HĐQT đề xuất không chia cổ tức năm 2021 do vừa tiến hành thưởng cổ phiếu tỷ lệ 3:1.

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT KBC chia sẻ năm qua việc phát hành thành công cổ phiếu riêng lẻ đã giúp tổng công ty thu được nguồn vốn lớn đảm bảo cho hoạt động đầu tư. Các tháng đầu năm, doanh nghiệp liên tiếp nhận được giấy phép đầu tư 3 - 4 dự án khu công nghiệp diện tích lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển tương lai.

Chia sẻ thêm về phương án phát hành trái phiếu của tổng công ty, ông Tâm cho biết, quy mô phát hành trái phiếu của KBC vẫn nhỏ hơn nhiều so với các tập đoàn lớn. Thời gian qua, tương tự như nhiều doanh nghiệp khác, cơ quan chức năng cũng kiểm tra Đô thị Kinh Bắc. Các trái phiếu tổng công ty phát hành đều đúng mục đích và chủ yếu thu hút từ các tổ chức tài chính chuyên nghiệp.

Đô thị Kinh Bắc vay ngân hàng ít và tập trung vào tổ chức tài chính lớn để phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Dòng tiền của công ty luân chuyển nhanh nên luôn duy trì vốn lưu động ổn định, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. KBC cũng có quỹ đất lớn ít nhất đủ hoạt động trong 2 năm, đủ để tạo ra dòng tiền lớn quay vòng.

Ngoài ra, lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá xung đột Nga - Ukraine gây ảnh hưởng lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, Việt Nam đang có cơ hội để tăng trưởng sản xuất, cung ứng hàng hóa cho thế giới. Trước kia, Việt Nam chủ yếu nhập siêu nhưng hiện nay đã xuất siêu. Việt Nam cũng có cơ hội thu hút đầu tư hơn nhờ ưu điểm địa chính trị ổn định, nền kinh tế đang phát triển.

Trong bối cảnh đó, kết quả kinh doanh nửa đầu năm không khả quan nhưng 6 tháng cuối năm có dấu hiệu tích cực khi nhiều nhà đầu tư đến tiếp xúc.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về vấn đề điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trong bối cảnh doanh thu nửa đầu năm kém khả quan, Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm cho biết Ban lãnh đạo KBC không có ý định điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Tổng công ty thu hút được nhiều khách hàng trong nửa đầu năm nhưng chưa ghi nhận được doanh thu, lợi nhuận do vướng mắc quy hoạch.

Cụ thể, hiện nay ở các nơi đang thực hiện theo Luật Quy hoạch mới, ưu điểm là giúp các địa phương có chuẩn mực để quy hoạch theo tổng thể, nhưng nhược điểm là tích hợp quá nhiều khiến tiến trình chậm. Các cơ quan chức năng phải họp điều chỉnh để đẩy nhanh tiến độ. Thời gian qua, nhiều dự án của các tập đoàn lớn đều vướng mắc và Đô thị Kinh Bắc cũng không nằm ngoài bối cảnh này.

Tại Hải Phòng hay Bắc Giang, tổng công ty đều có khách hàng nhưng phải chờ quy hoạch mới ghi nhận vào kết quả kinh doanh. Mới đây, Bắc Giang đã phê duyệt quy hoạch tổng thể giúp công ty có cơ sở để ghi nhận doanh thu, lợi nhuận.

Trong năm 2021, các khu công nghiệp của KBC đã thu hút được 3,4 tỷ USD đầu tư với các đối tác lớn như LG Display (2,1 tỷ USD), Foxconn (453 triệu USD), JA Solar (210 triệu USD)… Nửa đầu năm nay, tổng công ty tiếp tục tiếp xúc và tiến đến ký hợp đồng. Tại Khu công nghiệp Quang Châu - Bắc Giang, trong 100 ha được cấp phép đầu tư thêm thì đã có nhà đầu tư thuê khoảng 50 ha, đối tác là tập đoàn lớn chuyên làm sản phẩm Apple.

Tại KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh - Bắc Ninh thu hút nhiều dự án sản xuất linh kiện điện thoại của Trung Quốc, dự án logistics & warehouse của Singgapore, sản xuất điện tử của Đài Loan. Năm trước, tổng công ty mới ký MOU với tập đoàn Oppo của Trung Quốc và cách đây 3 tuần vừa ký hợp đồng chính thức.

Tổng công ty định hướng thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao, có đối tác đóng du thuyền đến khu công nghiệp ở Quảng Ninh và một số đơn vị công nghệ cao đến với Hải Dương hay Hải Phòng.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/6 cổ phiếu KBC tăng 400 đồng lên mức 30.100 đồng/ cổ phiếu với khối lượng giao dịch hơn 2,5 triệu đơn vị.

Diễn biến giá cổ phiếu KBC thời gian gần đây. Nguồn: Trading View.

Diễn biến giá cổ phiếu KBC thời gian gần đây. Nguồn: Trading View.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Doanh nhân Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Đức Giang phát biểu tại đại hội. Ảnh: Minh Phong

ĐHĐCĐ Đức Giang: Sáp nhập PAT

Nghiên cứu sáp nhập PAT là một trong các định hướng đầu tư quan trọng của Hóa chất Đức Giang trong năm 2024, bên cạnh xúc tiến xin giấy phép dự án Alumin hay khởi công tổ hợp xút Nghi Sơn giai đoạn 1.
ĐCĐCĐ Gelex. Ảnh: Minh Phong - MekongASEAN

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu 1,3 tỷ USD

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) được tổ chức ngày 28/3 tại Khách sạn Melia Hanoi, Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo. Đại hội có sự tham dự của 54,05% vốn điều lệ công ty.