Doanh nghiệp mới chỉ "nếm thử" chứ chưa được ăn "trái ngọt" từ CPTPP

CPTPP Việt nAM
15:57 - 10/11/2021
Hội thảo “Hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP. Đánh giá hiệu quả thực hiện và Hàm ý chính sách” sáng 10/11
Hội thảo “Hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP. Đánh giá hiệu quả thực hiện và Hàm ý chính sách” sáng 10/11
0:00 / 0:00
0:00
Theo đánh giá từ Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), còn tồn tại nhiều bất cập trong xây dựng pháp luật thực thi Hiệp định CPTPP.

Hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ 14/01/2019, tuy nhiên sức sống của hiệp định này vẫn luôn là một chủ đề được các cơ quan hoạch định chính sách thảo luận tích cực trong những năm vừa qua.

Hiệu quả CPTPP sẽ phụ thuộc đáng kể vào cách tiếp cận đối với việc xây dựng pháp luật, điều chỉnh các quy định thích ứng kịp thời và vượt cam kết của Việt Nam.

Đây là vấn đề được đề cập tại Hội thảo “Hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP. Đánh giá hiệu quả thực hiện và Hàm ý chính sách” do Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI , tổ chức sáng 10/11.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, CPTPP là hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên mà Việt Nam tham gia.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

“Chúng ta được chứng kiến sự thay đổi tuy trầm lắng nhưng không kém phần quan trọng đó là những chuyển động về thể chế mà trước hết là công tác xây dựng pháp luật thực thi các cam kết của Việt Nam trong CPTPP”, ông Phòng nhấn mạnh.

Đồng tình với ý kiến của Phó Chủ tịch VCCI, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Giám đốc quốc gia Chương trình Aus4Reform, nhận định: Hệ thống pháp luật tuy đã được điều chỉnh để tương thích với cam kết quốc tế song vẫn còn không ít những hạn chế cần được xử lý.

“Nhận thức được những hạn chế này có nghĩa là chúng ta sẽ dần hội nhập để ưu tiên hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước và ngược lại Đảng và Chính phủ đã khẳng định nhất quán sự liên tục ưu tiên điều chỉnh các quy định hội nhập kinh tế quốc tế”, bà Minh nói.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Giám đốc quốc gia Chương trình Aus4Reform

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Giám đốc quốc gia Chương trình Aus4Reform

Doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều tiếc nuối từ CPTPP

Đánh giá hiệu quả thực hiện Hiệp định CPTPP trong Báo cáo “Hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP", bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) đã đưa ra thông tin về kết quả Việt Nam đã làm được trong thời gian qua.

Theo báo cáo, các kế hoạch xây dựng pháp luật (XDPL) thực thi CPTPP của Quốc hội, Chính phủ và các bộ,ngành có tổng cộng 07 Luật, 06 Nghị định và 06 Thông tư cần được sửa đổi hoặc xây dựng mới.

Trong giai đoạn 2019 - 2021, đã có tổng cộng 11 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được ban hành để thực thi các cam kết CPTPP có hiệu lực ngay và 04 văn bản được soạn thảo để chuẩn bị thực thi các cam kết CPTPP có hiệu lực theo lộ trình.

Những luật, nghị định, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực thi CPTPP đều đảm bảo tính thống nhất và tác động về giới.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI)

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI)

Về tính tương thích, ngoại trừ một vài trường hợp hãn hữu, phần lớn các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật này đều tương thích với cam kết CPTPP và được “nội luật hóa”.

Về tính minh bạch và khả thi, hầu như tất cả các quy định đều được thiết kế hợp lý, rõ ràng, chặt chẽ, bảo đảm khả thi trên thực tế. Mặc dù vậy, vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai các văn bản này trên thực tế, nhất là về quy tắc xuất xứ và hạn ngạch thuế quan CPTPP.

Đứng từ lợi ích doanh nghiệp, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) nhận định rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu tận dụng được ưu đãi thuế quan từ CPTPP đặc biệt là các thị trường Canada, EU…

Ảnh tác giả

"Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề khiến doanh nghiệp tiếc nuối vì một số văn bản còn chậm. Doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ được nếm thử những trái ngọt mà còn nhiều lợi ích chưa được hưởng từ Hiệp định CPTPP".

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI)

"Cần vượt lên cam kết của Hiệp định CPTPP để làm tốt hơn. Không chỉ đơn giản ở việc thực hiện những “lời hứa” với đối tác, mà còn cần đi xa hơn thế, xây dựng pháp luật để đáp ứng chính nhu cầu nội tại của chúng ta trong quá trình hội nhập FTA, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế tận dụng ở mức tốt nhất có thể các cam kết FTA, vì sự phát triển bao trùm và bền vững của Việt Nam”, bà Trang nói.

Từ những bất cập còn tồn tại trong xây dựng pháp luật thực thi Hiệp định CPTPP, Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI đã đưa ra một số hàm ý chính sách với các khuyến nghị như sau:

Giai đoạn rà soát trước khi Quốc hội phê chuẩn cần được thực hiện một cách bao trùm hơn (với các văn bản được rà soát ở tất cả các cấp độ), có tính liên ngành (rà soát tất cả các chế định liên quan tới cam kết mà không bị giới hạn ở phạm vi thẩm quyền quản lý theo từng bộ ngành), minh bạch và tham vấn đầy đủ với các đối tượng liên quan.

Các doanh nghiệp cần được biết và được cho ý kiến để bảo đảm quy định không chỉ tuân thủ đúng cam kết mà còn phù hợp nhất có thể với các lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan soạn thảo cần đặc biệt chú trọng hoạt động tham vấn doanh nghiệp và các đối tượng chịu tác động trong quá trình dự thảo.

Quá trình thực thi cam kết cần được cơ quan chủ trì soạn thảo và thực thi theo dõi thường xuyên, cần triển khai các biện pháp phổ biến tuyên truyền rộng rãi và thiết lập các đầu mối tư vấn hướng dẫn cụ thể (đặc biệt là về quy tắc xuất xứ).

Tin liên quan

Đọc tiếp