Doanh nghiệp Monaco muốn tăng đầu tư cho khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam

Monaco Việt nAM
10:59 - 05/05/2022
Đại sứ Đinh Toàn Thắng thăm cơ sở sản xuất của Tập đoàn Siamp. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng thăm cơ sở sản xuất của Tập đoàn Siamp. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
0:00 / 0:00
0:00
Một trong những lĩnh vực hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Công quốc Monaco được quan tâm nhiều là công nghệ, trong đó các doanh nghiệp đến từ châu Âu này khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh các dự án trong thời gian tới.

Thông tin trên được Bộ Ngoại giao cho biết tại tọa đàm Kinh tế thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Monaco, do Đại sứ quán Việt Nam phối hợp với Hội đồng kinh tế Monaco (MEB) tổ chức, hôm 4/5. Sự kiện do Đại sứ Việt Nam Đinh Toàn Thắng và Tổng Giám đốc điều hành MEB ông Guillaume Rose chủ trì, cùng sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp, nhà đầu tư Monaco và đại diện Tập đoàn FPT tại Pháp.

Giới thiệu về những tiềm năng kinh tế của Việt Nam tại Tọa đàm, Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh, năng động nhất khu vực, với thế mạnh đường bờ biển dài hơn 3.200 km, có nhiều cảng biển và là nơi có các trục đường thương mại quốc tế chính đi qua.

"Việt Nam hứa hẹn sẽ thu hút các doanh nghiệp Monaco, nhất là trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như cảng biển, y tế - dược, du lịch, phát triển bền vững, sáng tạo", Đại sứ cho biết. Ông cũng nhấn mạnh năm 2022 đánh dấu mốc 15 năm thiết lập quan hệ song phương Việt Nam – Monaco.

Ảnh tác giả

Tin tưởng quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước sẽ có những bước đột phá mạnh mẽ, đi vào chiều sâu và thực chất, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Monaco quan tâm và chọn lựa Việt Nam là điểm đến đầu tư”.

Ông Đinh Toàn Thắng - Đại sứ Việt Nam tại Pháp kiêm nhiệm Công quốc Monaco

Đại diện Tập đoàn FPT tại Pháp cũng chia sẻ thêm về các cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam tại Tọa đàm. Trước những thông tin mà Đại sứ Đinh Toàn Thắng cùng Tập đoàn FPT cung cấp, các doanh nghiệp Monaco ấn tượng về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là những đột phá, mở cửa về thể chế, chính sách nhiều ưu đãi với doanh nghiệp nước ngoài.

Đồng thời, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam hỗ trợ và tạo điều kiện để hợp tác, kinh doanh thành công tại Việt Nam và thông qua Việt Nam để tiến vào thị trường ASEAN.

Tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam – Monaco còn nhiều

Đại diện cho các doanh nghiệp Monaco và đưa ra một số dẫn chứng tiêu biểu về các lĩnh vực nước này đang đầu tư ở Việt Nam, ông Michel Dotta, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Monaco (MEB) cho biết, hiện Công quốc này đang có doanh nghiệp Siam Cedap hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa tại Việt Nam.

Trước đó, phía Monaco cũng đã hợp tác giúp đỡ chính quyền thủ đô Hà Nội xây dựng trường đua xe Công thức 1 (Formula 1 Grand Prix) tại Khu phức hợp Thể thao Mỹ Đình. Tuy nhiên, do điều kiện đại dịch Covid-19 hoành hành hơn hai năm qua nên sự kiện thể thao tầm cỡ thế giới này vẫn chưa thể tổ chức tại Hà Nội.

Với tư cách là người có hiểu biết cá nhân nhiều về Việt Nam, ông Michel Dotta đánh giá rằng tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Monaco còn đa dạng hơn nhiều so với những ví dụ kể trên.

Đại sứ Đinh Toàn Thắng tặng quà lưu niệm cho ông Michel Dotta, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Monaco. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Đại sứ Đinh Toàn Thắng tặng quà lưu niệm cho ông Michel Dotta, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Monaco. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

“Tôi hiểu rõ về các khả năng của Việt Nam. Bản thân tôi đã tham gia phát triển một số doanh nghiệp tại Việt Nam cùng một số tập đoàn lớn, nên tôi biết rõ rằng có một số doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ rồi một số doanh nghiệp khởi nghiệp đang phát triển rất mạnh. Đây là lĩnh vực mà Monaco có thể đồng hành bởi chúng tôi có chương trình Monaco mở rộng với mục đích thu hút các dự án khởi nghiệp công nghệ, biến Monaco thành quốc gia công nghệ mới”.

Ông Michel Dotta, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Monaco

Tại tọa đàm, có gần 60 doanh nghiệp Monaco đã tham gia tìm hiểu các cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều thể hiện sự quan tâm đến cơ hội tại thị trường Việt Nam với các câu hỏi về về thủ tục đầu tư, lĩnh vực ưu tiên đầu tư, về lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam với các đối tác thương mại lớn, về các mô hình khu cảng thuế quan - thương mại, về du lịch, dược phẩm, kinh tế số.

Các hoạt động như Tọa đàm nói trên giúp xúc tiến hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Monaco, tiến tới kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ song phương (29/11/2007 – 29/11/2022).

Trước đó, ngày 3/5/2022, Đại sứ Đinh Toàn Thắng đã dẫn đầu đoàn công tác của Đại sứ quán đến thăm các doanh nghiệp Monaco có hợp tác lâu năm ở Việt Nam là 3X Engineering và Siamp Cedap. Đây là những tập đoàn hàng đầu của Monaco, trong đó 3X Engineering chuyên về khắc phục đường ống bằng công nghệ tổ hợp composite đang phân phối sản phẩm đến gần 70 nước trên thế giới gồm Việt Nam. Còn Siamp Cedap là tập đoàn chuyên về thiết bị vệ sinh hiện cũng có nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.
Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.