Doanh nghiệp thép đua nhau phá đỉnh lợi nhuận

DOANH NGHIỆP Việt nAM
15:19 - 19/01/2022
Các doanh nghiệp thép hưởng lợi lớn từ giá thép phi mã. Ảnh minh họa
Các doanh nghiệp thép hưởng lợi lớn từ giá thép phi mã. Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 năm 2021, các doanh nghiệp thép vẫn có một năm “rực rỡ” nhờ giá thép tăng phi mã trong thời gian dài. Đặc biệt có những đơn vị lợi nhuận tăng nhiều lần, thậm chí đạt mức kỷ lục cao nhất trong lịch sử hoạt động của mình.

Công ty cổ phần Thép Mê Lin (mã chứng khoán MEL) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 và luỹ kế cả năm 2021. Theo đó, quý 4, doanh thu của MEL giảm xuống còn 162 tỷ đồng, tương đương giảm hơn 51% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp cũng chỉ đạt 13 tỷ đồng, giảm 26,7% so với quý 4/2021. Tuy nhiên, nhờ doanh thu tài chính trong kỳ tăng mạnh lên 2 tỷ đồng nên kết quả, Thép Mê Lin vẫn lãi sau thuế 5,2 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm, MEL ghi nhận doanh thu thuần 687 tỷ đồng, giảm 30%; lãi sau thuế 63 tỷ đồng, gấp 7,6 lần năm trước. Đây cũng là con số lãi cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 6% lên 16%. Năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu đạt 900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 20 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh quý IV/2021 giảm sút còn ghi nhận ở Thép Vicasa (CTCP Thép Vicasa – VnSteel, mã chứng khoán VCA) và Thép SMC (CTCP Đầu tư thương mại SMC, mã chứng khoán SMC). Cụ thể tại Vicasa, doanh thu thuần quý IV đạt 704 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ. Nhưng chi phí vốn tăng cao (22,9%) dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn gần 18 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ.

Trong quý, chi phí tài chính hơn 2 tỷ đồng, chi phí bán hàng hơn 4 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 19 tỷ đồng nên Thép Vicasa lỗ thuần hơn 7 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Trừ các chi phí khác, VCA lỗ hơn 6 tỷ đồng sau thuế, trong khi cùng kỳ lãi sau thuế 4,5 tỷ đồng. Đây là quý lỗ đầu tiên sau nhiều năm kinh doanh có lãi của Thép Vicasa.

Mặc dù vậy, lũy kế cả năm 2021, doanh thu của VCA vẫn tăng 21% so với 2020, đạt 2.613 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 71% lên gần 36 tỷ đồng, vượt 80% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Sản xuất phôi thép tại Vicasa – VnSteel. Ảnh: Vicasa

Sản xuất phôi thép tại Vicasa – VnSteel. Ảnh: Vicasa

Còn Thép SMC, tính riêng quý 4, doanh thu thuần của công ty đạt 6.149 tỷ đồng, tăng 37,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên chi phí vốn tăng mạnh hơn, đến 45,5% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn hơn 128 tỷ đồng, chỉ bằng 38% cùng kỳ.

Tuy nhiên, lũy kế cả năm 2021 của SMC cũng ghi nhận đột phá với doanh thu 21.312 tỷ đồng, tăng 35,4% so với năm 2020; lợi nhuận trước thuế đạt 1.102 tỷ đồng, sau thuế đạt 903 tỷ đồng. Tính ra, lợi nhuận của SMC đã tăng 186% so với số lãi hơn 316 tỷ đồng đạt được năm 2020. Đây cũng là con số kinh doanh cao nhất từ trước tới nay của SMC.

Ở chiều ngược lại, có những doanh nghiệp thép ghi nhận có lãi ở quý IV và cả năm 2021. Như Thép tấm lá Thống Nhất (mã chứng khoán TNS) vừa báo lãi quý 4 gấp 9 lần cùng kỳ, cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Cụ thể, doanh thu thuần quý IV của TNS đạt hơn 511 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ. Chi phí vốn tăng mạnh (81,1%) dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 11,6 tỷ đồng, tăng hơn 57% cùng kỳ.

Trong kỳ, công ty được hoàn nhập khoản lãi tiền vay 5,4 tỷ đồng nên dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều tăng song vẫn lãi sau thuế 12,8 tỷ đồng, tăng cao gấp 9,2 lần so với cùng kỳ. Đây là mức lãi quý cao nhất của TNS trong vòng 4 năm trở lại đây.

Lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần của TNS đạt hơn 1.552 tỷ đồng, tăng gần 77% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 35 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với 2020 và hoàn thành gấp 18 lần chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Tisco chỉ đạt 18,8 tỉ đồng.

Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Tisco chỉ đạt 18,8 tỉ đồng.

Với Gang thép Thái Nguyên (Tisco, mã chứng khoán TIS) thì chi phí giảm là yếu tố then chốt giúp công ty duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Cụ thể, quý IV/2021, TIS ghi nhận doanh thu giảm 78% so với cùng kỳ, chỉ còn 1.465 tỷ đồng; lợi nhuận giảm 108% so với cùng kỳ, âm tới 11,5 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 53% nên lợi nhuận trước thuế quý IV/2021 của Tisco vẫn đạt 15,1 tỷ đồng, tăng 2.534% so với quý IV/2020 (lỗ 622 tỷ đồng) và tăng nhẹ so với quý III/2021.

Lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần của TIS đạt 12.857 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 157 tỷ đồng; lãi ròng sau thuế đạt 122,7 tỷ đồng, tăng hơn 6 lần so với năm 2020. Năm 2021, Tisco đặt mục tiêu đạt 12.989 tỷ đồng tổng doanh thu và gần 49 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, doanh thu của công ty chỉ đạt 99% kế hoạch đề ra nhưng lợi nhuận đã cao gấp 2,5 lần.

Hưởng lợi từ giá thép

Tính đến thời điểm 19/1, mới chỉ có những doanh nghiệp thép trên công bố kết quả kinh doanh năm 2021; tuy nhiên nhìn vào kết quả kinh doanh 3 quý năm 2021 thì ngành thép nhìn chung có một năm thắng lợi.

Như Tập đoàn Hoa Sen (HSG), báo cáo tài chính quý III/2021 ghi nhận doanh thu tăng 89%, lợi nhuận sau thuế cao gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm, HSG đạt doanh thu thuần tăng 77% lên mức hơn 48.700 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD); lợi nhuận sau thuế thu về gần 4.313 tỷ đồng, gần gấp 4 lần so với cả năm 2020.

Thép Nam Kim (NKG) thông báo lãi ròng 607 tỷ đồng trong quý III/2021, cao gấp 7,3 lần cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 9 tháng lên 1.773 tỷ đồng, gấp 6 lần lợi nhuận cả năm 2020.

Thép Hòa Phát (HSG) cũng xô đổ mọi kỷ lục trước đó vớilợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 27.100 tỷ đồng (trên doanh thu 105.800 tỷ đồng), gấp đôi lợi nhuận cả năm 2020.

Thép Pomina (POM) tuy quý III/2021 chỉ lãi sau thuế vỏn vẹn 3,5 tỷ đồng (giảm 78% so với cùng kỳ năm ngoái) nhưng nhờ nửa đầu năm kinh doanh khả quan nên doanh thu thuần 9 tháng vẫn đạt 9.587 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 205,9 tỷ đồng, cách xa số lỗ 127,8 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2020.

Diễn biến lợi nhuận của 3 đơn vị thép chiếm thị phần lớn trên thị trường.

Bức tranh lợi nhuận “sáng” của ngành thép chủ yếu là do sự hỗ trợ của giá thép. Từ tháng 10/2020, giá thép trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh do nhu cầu phục hồi và nguồn cung bị gián đoạn ở cả thép thành phẩm và nguyên liệu thô. Cụ thể, giá thép liên tục tăng từ vùng hơn 3.600 Nhân dân tệ/tấn, đạt đỉnh gần 6.000 Nhân dân tệ/tấn vào tháng 10/2021.

Trong nước, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, giá sắt thép đã tăng 40 - 50%. Đỉnh điểm là đầu tháng 5 vừa qua, giá thép trong nước đã chạm ngưỡng kỉ lục trên 17.000 đồng/kg, tăng lên đến 40-50% so với quý IV/2020. Đối với những doanh nghiệp có nguồn dự trữ thép lớn thì đây chính là cơ hội để lợi nhuận tăng bằng lần.

Theo báo cáo triển vọng ngắn hạn của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), nhu cầu thép tăng 4,5% trong năm 2021 và đạt 1.855,4 triệu tấn sau khi tăng trưởng 0,1% vào năm 2020. Năm 2022, nhu cầu thép sẽ tăng thêm 2,2% lên 1.896,4 triệu tấn. Triển vọng này đã được phản ánh trong báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) khi xuất khẩu thép đang ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, cả về sản lượng và giá trị.

Kết quả xuất khẩu thép xây dựng 11 tháng năm 2021 đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ. Trong đó, riêng tháng 11/2021, Tập đoàn Hoà Phát có sản lượng xuất khẩu thép xây dựng đạt hơn 100.000 tấn, gấp 2,3 lần so với năm ngoái. Tôn Hòa Phát cũng lần đầu tiên xuất khẩu tới 55.000 tấn/tháng, chủ yếu đến từ nhu cầu với mặt hàng tôn mạ kẽm của thị trường Hoa Kỳ và châu Âu tăng cao.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Trong trường hợp lý tưởng nhất, PTI sẽ tăng vốn điều lệ gấp 3 lần lên 3.216 tỷ đồng. Ảnh: Minh Phong - Mekong ASEAN

ĐHĐCĐ PTI: Tăng vốn lên gấp 3 lần

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) được tổ chức ngày 24/4. Tại đây, cổ đông công ty sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có 2 tờ trình tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần.