Đồng Euro xuống thấp kỷ lục sau khi Nga cắt khí đốt cho châu Âu

LẠM PHÁT CHÂU ÂU
11:24 - 05/09/2022
Đồng euro và đồng bảng Anh xuống thấp trong bối cảnh Nga cắt nguồn cung khí đốt vô thời hạn. Ảnh: Reuters
Đồng euro và đồng bảng Anh xuống thấp trong bối cảnh Nga cắt nguồn cung khí đốt vô thời hạn. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 5/9, đồng tiền chung châu Âu Euro tiếp tục giảm và ghi nhận mức thấp nhất trong 2 thập kỷ, sau khi Nga tuyên bố đóng cửa vô thời hạn đường ống cung cấp khí đốt cho châu lục này.

Trong bối cảnh Nga tuyên bố ngừng vô thời hạn lưu lượng khí đốt xuất khẩu thông qua đường ống Nord Stream 1, trên khắp châu Âu dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu năng lượng, lạm phát gia tăng và từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng. Cũng do nguyên nhân chi phí năng lượng tăng như đồng euro, đồng bảng Anh phải chịu áp lực tương tự.

Theo Reuters, đồng Euro chạm mức 0,9903 USD trong giao dịch đầu giờ tại châu Á, ngưỡng nằm ngay trên mức đáy của tháng trước là 0,99005 USD. Trong khi đó, đồng Bảng Anh chạm mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi ở mức 1,1458 USD.

Mặt khác, các đồng tiền lớn trên thế giới cũng phải chịu chung tình trạng như vậy. Đồng yên của Nhật Bản đang ở ngưỡng 140,23 cho mỗi đồng USD và chịu áp lực gần mức thấp nhất trong 24 năm qua. Đồng đô la Australia cũng nhạy cảm với rủi ro và giảm 0,3%, gần mức thấp nhất trong 7 tuần, ở mức 0,6790 cho mỗi đồng USD.

Theo đánh giá của ông Carol Kong, cộng sự cấp cao về kinh tế quốc tế và chiến lược tiền tệ tại Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia chia sẻ với Reuters, “mọi thứ đều đang hướng đến một đồng Euro thấp hơn”. Ông cũng bổ sung các tin tiêu cực về nền kinh tế châu Âu liên tục xuất hiện gần đây và giá trị đồng Euro vì vậy có thể tiếp tục sụt giảm trong tuần này.

Thêm vào đó, do các chỉ số lạm phát tại châu Âu và trên thế giới tiếp tục chạm ngưỡng cao kỷ lục mới, các cơ quan quản lý tiền tệ bao gồm ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Bất chấp triển vọng kinh tế toàn cầu tối tăm do những rủi ro như thiếu khí đốt tự nhiên và các hạn chế phong tỏa đại dịch tới từ Trung Quốc, các chính phủ khẳng định vẫn sẽ kiên trì với chính sách tiền tệ diều hâu cho tới khi thị trường thể hiện dấu hiệu cải thiện.

Bloomberg cũng đưa ra nhận định thị trường phải đối mặt với nhiều bất ổn hơn từ căng thẳng Mỹ - Trung trong tuần này khi chính quyền Tổng thống Joe Biden xem xét việc hạn chế đầu tư từ Mỹ vào các công ty công nghệ Trung Quốc. Theo đại diện các tập đoàn sản xuất chip lớn của Mỹ gồm Nvidia và AMD, chính phủ nước này đã yêu cầu họ không bán chip AI cho các tập đoàn Trung Quốc.

Thêm vào đó, việc tiếp tục áp thuế nhập khẩu hàng hóa thời cựu Tổng thống Donald Trump và việc áp đặt thuế quan nói chung cũng đang được xem xét lại.

Đọc tiếp

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.