Du lịch Bali nuôi hy vọng hồi sinh từ cú hích Thượng đỉnh G20

DU LỊCH Indonesia
12:13 - 14/11/2022
Ngành du lịch Bali nhen nhóm hy vọng hồi phục nhờ Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ảnh: Alamy
Ngành du lịch Bali nhen nhóm hy vọng hồi phục nhờ Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ảnh: Alamy
0:00 / 0:00
0:00
Khi tâm điểm của thế giới đổ dồn về Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Bali với sự tham gia của hàng chục nhà lãnh đạo từ các nền kinh tế lớn nhất thế giới, ngành du lịch tại hòn đảo nhiệt đới này cũng đang nhen nhóm hy vọng phát triển trở lại.

Mang ý nghĩa “hòn đảo của các vị thần”, Bali là nơi sinh sống của hơn 4 triệu người với nguồn thu nhập chính là du lịch. Trước khi đại dịch Covid-19 lây lan khắp thế giới, 6,2 triệu du khách nước ngoài đã đến nơi này mỗi năm, tạo ra nguồn doanh thu khổng lồ.

Tuy nhiên, kể từ khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện tại Indonesia hồi tháng 3/2020, tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Reuters trích dẫn số liệu của chính phủ Indonesia cho thấy lượng du khách nước ngoài tới Bali giảm xuống chỉ còn 1 triệu vào năm 2020. Sau đó tới năm 2021, con số này tụt xuống chỉ còn vài chục người.

Nhiều nhà hàng và khu nghỉ dưỡng buộc phải đóng cửa do vắng bóng khách du lịch trong khi hơn 92.000 người lao động kiếm sống nhờ ngành du lịch bị thất nghiệp và phải tìm kiếm công việc khác để nuôi sống bản thân cùng gia đình. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khách sạn ở Bali cũng giảm xuống dưới 20%.

Như một hệ quả tất yếu, tăng trưởng kinh tế của hòn đảo này âm 9,3% vào năm 2020 so với năm 2019 và tiếp tục âm 2,5% vào năm 2021. Theo lãnh đạo tỉnh Bali Dewa Made Indra, sự bùng dịch Covid-19 gây tác động “khủng khiếp” tới nền kinh tế địa phương, khiến khu vực này trở thành nơi có sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng nhất trên cả nước.

Nusa Dua nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20 trên đảo Bali.

Nusa Dua nơi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh G20 trên đảo Bali.

Tuy nhiên, thời điểm cuối năm 2022, tình hình có vẻ đã được cải thiện đôi chút. Tính tới tháng 10 vừa qua, hơn 1,5 triệu khách du lịch nước ngoài và 3,1 triệu du khách trong nước đã đến thăm Bali.

Theo ông Dewa, việc sân bay Bali tái mở cửa cho các chuyến bay quốc tế cùng việc hàng nghìn người tới tham dự Hội nghị G20 cùng các sự kiện liên quan cũng đang làm dấy lên hy vọng về một sự thay đổi mạnh mẽ. Các cửa hàng và nhà hàng ở những nơi như Nusa Dua - khu nghỉ mát nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20 - và ở các thị trấn khác như Sanur và Kuta đều rục rịch mở cửa trở lại.

Với nỗ lực hướng tới các mô hình du lịch bền vững hơn, Bali đã triển khai chương trình thị thực du lịch kỹ thuật số, được gọi là “thị thực quê hương thứ hai” có hiệu lực vào tháng 12 tới. Bali cũng là 1 trong số 20 điểm đến mà Airbnb gần đây đã thông báo hợp tác làm việc từ xa cùng các địa điểm ở Caribbean và Quần đảo Canary.

Nhận định về tương lai, ông Gede Wirata, một nhà điều hành khách sạn, nhà hàng, CLB và tàu du lịch tại Bali cho biết Hội nghị G20 là một cơ hội để hòn đảo này “vực dậy sau sự sụp đổ”.

Khi tình hình bắt đầu được cải thiện, bà Yuliani Djajanegara, người điều hành một doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng làm đẹp truyền thống như dầu masage, xà phòng tự nhiên và các sản phẩm trị liệu bằng hương thơm với thương hiệu Bali Tangi, cũng đã trở lại làm việc.

Trước đó do các đơn đặt hàng từ các khách sạn, spa và thẩm mỹ viện ở Mỹ, châu Âu, Nga và Maldives cạn kiệt, bà đã buộc phải đóng cửa doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên giờ đây, bà đã bắt đầu thuê lại 15 trong số 60 công nhân mà bà buộc phải sa thải trong những ngày đen tối nhất của đại dịch.

Tuy có duy trì sự lạc quan, bà cũng tỏ ra thận trọng khi nhận định rằng du lịch Bali mong manh như một lâu đài cát có thể bị sóng cuốn đi. Trước khi Covid-19 xảy ra, ngành du lịch Bali cũng từng hứng chịu các ảnh hưởng từ nhiều sự kiện khác nhau.

Ngoài các yếu tố như núi lửa phun trào, hay lũ lụt và sạt lở đất, sự kiện nghiêm trọng nhất từng ảnh hưởng tới hòn đảo này là các vụ đánh bom liều chết ở thị trấn biển Kuta của Bali giết chết 202 người chủ yếu là khách du lịch nước ngoài vào năm 2002.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.