EU chạy đua bảo vệ nền kinh tế khỏi khủng hoảng khí đốt

NĂNG LƯỢNG CHÂU ÂU
16:43 - 06/09/2022
Việc nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu là Nga ngừng xuất khẩu vô thời hạn khiến các chính phủ tại đây chạy đua bảo vệ nền kinh tế khỏi khủng hoảng. Ảnh: Reuters
Việc nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu là Nga ngừng xuất khẩu vô thời hạn khiến các chính phủ tại đây chạy đua bảo vệ nền kinh tế khỏi khủng hoảng. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Trong khi Nga quyết định ngừng vô thời hạn dòng chảy khí đốt tới châu Âu, giá khí đốt lập tức tăng mạnh và đồng Euro sụt giảm dữ dội hôm 5/9, buộc các chính phủ chạy đua bảo vệ nền kinh tế và người dân khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng.

Giá khí đốt tại châu Âu vốn đang trên đà tăng cao từ năm 2021 đã tăng cao hơn nữa sau khi tập đoàn khí đốt nhà nước Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng bơm thông qua đường ống Nord Stream 1.

Phản ứng lại động thái này, châu Âu cáo buộc Nga sử dụng nguồn cung năng lượng như một loại vũ khí nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt áp đặt lên quốc gia này. Ngược lại, Nga lại tuyên bố các lệnh trừng phạt mới chính là nguyên nhân khiến đường ống gặp lỗi kỹ thuật và do đó trực tiếp khiến nguồn cung bị ảnh hưởng.

Cụ thể, Reuters cho biết giá khí đốt chuẩn đã ngay lập tức tăng tới 35% hôm 5/9 sau khi Gazprom tuyên bố hôm 2/9 rằng thiết bị của đường ống Nord Stream 1 bị rò rỉ và đường ống do đó sẽ buộc phải ngừng lại để bảo trì.

Ngoài đường ống Nord Stream 1, khí đốt của Nga cũng được vận chuyển thông qua đường ống xuyên Ukraine. Tuy nhiên, nguồn cung này cũng đã bị cắt giảm trong cuộc khủng hoảng, khiến EU phải chạy đua tìm nguồn cung cấp thay thế cho các cơ sở lưu trữ khí đốt mùa đông.

Dù công suất dự trữ khí đốt của Đức được tuyên bố đã đạt 85% và các nước châu Âu khác là 80%, nguồn cung hoàn toàn có thể cạn kiệt trong khoảng 2 tháng nếu không được duy trì đầy đủ. Một nhà sản xuất LNG lớn tại châu Âu là Na Uy cũng đang tăng cường công suất bơm cho thị trường châu Âu, tuy nhiên không thể lấp đầy khoảng trống mà Nga để lại.

Trong hoàn cảnh căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cơn khủng hoảng năng lượng tại châu Âu càng hiện hữu rõ ràng khi nhiều nhà phân phối điện tại đây đã sụp đổ. Thêm vào đó, nhiều nhà máy sản xuất điện cũng đang có nguy cơ cao gặp rủi ro vì tác động từ giá nhiên liệu gia tăng, đặc biệt là giá khí đốt tăng hơn 400% so với năm 2021.

Một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng ở châu Âu, chẳng hạn như sản xuất phân bón và sản xuất nhôm, đã buộc phải thu hẹp sản xuất. Các ngành công nghiệp khác thì ngoài việc phải vật lộn với tình trạng thiếu chip và tắc nghẽn hậu cần giờ đây còn phải đối mặt với hóa đơn nhiên liệu tăng cao.

Dù châu Âu có thể lấp đầy kho dự trữ ở hiện tại, nguồn khí đốt này vẫn có thể cạn kiệt nếu không được duy trì thường xuyên. Ảnh: Reuters

Dù châu Âu có thể lấp đầy kho dự trữ ở hiện tại, nguồn khí đốt này vẫn có thể cạn kiệt nếu không được duy trì thường xuyên. Ảnh: Reuters

Do đó để bảo vệ các hộ gia đình khỏi sự ảnh hưởng từ các hóa đơn năng lượng tăng mạnh, các chính phủ thuộc các nước thành viên Liên minh châu Âu cũng đồng thời thúc đẩy việc thông qua nhiều gói viện trợ trị giá nhiều tỷ USD.

Một số quốc gia EU đã kích hoạt các kế hoạch khẩn cấp có thể dẫn đến việc phân bổ năng lượng và từ đó thúc đẩy lo ngại suy thoái kinh tế gây ra bởi lạm phát tăng cao và lãi suất gia tăng. Phần Lan đang đặt mục tiêu cung cấp 10 tỷ USD và Thụy Điển là 23 tỷ USD nhằm đảm bảo thanh khoản cho các công ty điện của mình.

Ngoài ra, quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga là Đức cũng đã buộc phải cung cấp gói cứu trợ trị giá hàng tỷ USD để hỗ trợ tập đoàn năng lượng Uniper. Berlin cũng cho biết sẽ chi ít nhất 65 tỷ USD để bảo vệ khách hàng và doanh nghiệp khỏi lạm phát tăng vọt do giá năng lượng tăng cao.

Mặt khác, Đức cũng đang có kế hoạch giữ 2 trong số 3 nhà máy điện hạt nhân còn lại của mình ở chế độ chờ để có thể đảm bảo có đủ điện cho mùa đông. Theo Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hôm 5/9, động thái này không có nghĩa là Berlin đang từ bỏ cam kết về việc loại bỏ năng lượng hạt nhân vào cuối năm 2022.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết trong trường hợp thiếu hụt năng lượng do xung đột Ukraine, Berlin và Paris sẽ hỗ trợ lẫn nhau. Reuters trích dẫn lời ông Macron từ cuộc họp báo cho biết Đức cần khí đốt của Pháp và Pháp cũng cần sức mạnh từ phần còn lại của châu Âu, đặc biệt là Đức.

Ở một diễn biến khác, các bộ trưởng năng lượng của các nước EU sẽ nhóm họp ngày 9/9 tới để thảo luận về các phương án kiềm chế giá năng lượng tăng vọt như giới hạn giá khí đốt và hạn mức tín dụng khẩn cấp cho các bên tham gia thị trường năng lượng.

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.