EU chính thức mở rộng trừng phạt dầu Nga

NĂNG LƯỢNG CHÂU ÂU
15:28 - 04/05/2022
Bà Ursula von de Layen - Chủ tịch Ủy ban châu ÂU EC. Ảnh: Reuters
Bà Ursula von de Layen - Chủ tịch Ủy ban châu ÂU EC. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Chiều 4/5, Ủy ban châu Âu EC chính thức tuyên bố vòng trừng phạt thứ 6 của khối nhằm vào Nga, trong đó bao gồm các lệnh cấm vận dầu thô từng bước trong vòng 6 tháng cùng một số lệnh trừng phạt tài chính khác.

Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2, các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh EU đã thực hiện nhiều vòng trừng phạt lên nước này. Tuy các lệnh trừng phạt đa dạng và trải dài trên nhiều lĩnh vực, lệnh cấm vận năng lượng từ Nga vẫn luôn là bài toàn khó gây tranh cãi trong nội bộ khối.

Nguyên nhân chính cho tình trạng này là do khu vực này vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng từ Nga từ dầu khí, than tới dầu mỏ. Vào năm 2020, nhập khẩu dầu từ Nga chiếm 25% lượng dầu thô nhập khẩu của toàn khối theo số liệu của Văn phòng Thống kê khu vực. Nga cũng chiếm gần một nửa nguồn cung dầu khí của EU và các con số sẽ thay đổi tùy theo từng nước, đồng nghĩa với việc có những nước sẽ phụ thuộc nhiều hơn các nước còn lại.

Trong bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu hôm 4/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thừa nhận, việc cấm vận dầu mỏ của Nga chắc chắn sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Điều này càng đặc biệt khi có một số quốc gia phụ thuộc vào năng lượng Nga nhiều hơn đáng kể so với con số trung bình của toàn khối.

Tuy nhiên, bà khẳng định “chúng ta buộc phải làm việc này”. Trong vòng cấm vận thứ 6 nhằm vào Nga này, bà tuyên bố: “Chúng tôi chính thức đề xuất một lệnh cấm lên dầu mỏ của Nga. Đây sẽ là một lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn với tất cả các loại dầu từ dầu thô tới dầu tinh chế, trên tất cả các kênh vận chuyển từ đường biển tới đường ống dẫn”.

Lệnh cấm dầu Nga từng là một chủ đề gây ra tranh cãi lớn trong nội bộ EU nhưng nó đã đạt thêm động lực sau khi “anh cả châu Âu” là Đức ủng hộ ý tưởng này. Dù vậy, Hungary và Slovakia – 2 quốc gia phụ thuộc nhiều vào năng lượng Nga – đã yêu cầu được miễn trừ khỏi lệnh cấm.

Trong bài phát biểu của mình, bà Von der Leyen đã không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về việc miễn trừ. Tuy nhiên theo nguồn tin là 2 quan chức EU của CNBC, các đề xuất của Ủy ban châu Âu bao gồm cả sự linh hoạt khi cần thiết. Điều này cũng đồng nghĩa các yêu cầu miễn trừ của Hungary và Slovakia rất có thể sẽ được chấp thuận và hai nước này sẽ có nhiều thời gian hơn để hoàn toàn loại trừ nguồn cung dầu của Nga.

Mỏ dầu phía đông Izhevsk, Nga. Ảnh: VOA

Mỏ dầu phía đông Izhevsk, Nga. Ảnh: VOA

Ngoài ra, Reuters cũng thông báo vòng trừng phạt mới này của EU cũng sẽ nhắm vào Sberbank cùng 3 ngân hàng khác của Nga với mục tiêu loại bỏ các tổ chức này khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Theo bà Von de Layen, Liên minh châu Âu sẽ “loại bỏ Sberbank – đang là ngân hàng lớn nhất tại Nga cùng 2 ngân hàng khác – khỏi SWIFT”. Bằng cách này, khối có thể đánh vào các ngân hàng quan trọng về mặt hệ thống đối với nền tài chính Nga. Khu vực tài chính của nước này do đó sẽ còn bị cô lập hơn nữa khỏi thế giới.

Ngoài lệnh cấm vận dầu mỏ cùng các lệnh cấm vận tài chính, EU cũng sẽ mở rộng các lệnh cấm vận cá nhân lên nhiều quan chức quân sự cấp cao của Nga chưa được nêu rõ. Những người này sẽ phải đối mặt với việc đóng băng tài sản của EU và lệnh cấm đi lại.

Khi bình luận về các tác động tiềm ẩn của lệnh cấm nguồn cung dầu từ Nga, ông Simone Tagliapietra của tổ chức tư vấn Bruegel nhận định đây là “một vụ đánh cược mạo hiểm” của EU. Ông chia sẻ rằng trong ngắn hạn nó vẫn sẽ giúp doanh thu của Nga tăng mạnh cũng như gây ra các tác động kinh tế tiêu cực tới nền kinh tế của khối và cả thế giới. Thêm vào đó, Nga hoàn toàn có thể thực hiện trả đũa lên nguồn cung khí đốt tự nhiên vốn là một nan đề không có lời giải với Liên minh châu Âu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.