EU vật lộn để đạt được đồng thuận trong áp trần giá dầu Nga

dầu mỏ NGA
10:45 - 26/11/2022
EU vẫn chưa thể tiến tới một thảo thuận cuối cùng về mức giới hạn giá dầu Nga. Ảnh: Reuters
EU vẫn chưa thể tiến tới một thảo thuận cuối cùng về mức giới hạn giá dầu Nga. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
EU vẫn đang vật lộn với việc đạt được một thỏa thuận chung về chính sách giới hạn giá dầu Nga sắp đi vào hiệu lực vào 5/12 tới, bất chấp việc đã tổ chức nhiều cuộc họp và nhiều vòng thảo luận.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, các quốc gia phương Tây bao gồm EU, Mỹ và các đồng minh thân thiết đã luôn tìm kiếm phương pháp trừng phạt ngành năng lượng Nga - ngành công nghiệp giúp Nga đạt được doanh thu khổng lồ bất chấp các lệnh cấm vận. Các quốc gia này muốn làm suy giảm nghiêm trọng nguồn cung tài chính cho Moscow mà không gây cú shock cho thị trường năng lượng toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, biện pháp áp trần giá dầu Nga đã được đưa ra. Vốn ý tưởng về việc áp giá trần chính là cấm các công ty vận chuyển, bảo hiểm và tái bảo hiểm xử lý các lô hàng dầu thô của Nga trên toàn cầu, trừ phi nó được bán với giá thấp hơn giá do nhóm G7 và các đồng minh đặt ra.

Do các công ty vận chuyển và bảo hiểm quan trọng trên thế giới đều có trụ sở tại các quốc gia G7, động thái này dự kiến sẽ khiến Moscow gặp khó khăn lớn trong việc bán dầu với giá cao - mặt hàng xuất khẩu chiếm khoảng 10% nguồn cung thế giới.

Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh trong quá trình thảo luận về đề xuất này chính là sự chia rẽ của các thành viên EU về mức giới hạn giá cụ thể. Theo CNBC, dù chỉ thị này sẽ chính thức có hiệu lực vào 5/12 tới, EU vẫn chưa đạt được sự đồng thuận lớn trong nội bộ khối.

Mặt khác, đồng minh lớn nhất của EU và nước có ảnh hưởng nhất trong G7 là Mỹ lại không hề thể hiện ý định đưa ra bất kỳ sáng kiến nào giúp các bên xung đột lợi ích trong EU xích lại gần một thỏa thuận hơn.

Theo CNBC trích dẫn một nhà ngoại giao EU, cuộc họp ngày 24/11 vẫn chưa đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào trong khi cuộc họp vốn xảy ra vào 25/11 lại bị dời lịch sang tuần sau. Tình hình cũng không hề có tiến triển và nhiều chuyên gia không nhận thấy một con đường cụ thể có thể giúp các quốc gia này đạt được sự đồng thuận với nhau.

Cụ thể, các quốc gia như Ba Lan, Estonia và Litva đang thúc đẩy mức trần thấp hơn nhiều so với mức 65-70 USD/thùng do G7 đề xuất. Trong khi đó, Hy Lạp, Cyprus và Malta lại vận động để có mức trần cao hơn. Các quốc gia này cũng đang nhắm tới một số hình thức bồi thường cho tổn thất kinh doanh dự kiến ​​đối với các tập đoàn lớn của mình trong lĩnh vực vận chuyển do chính sách áp trần giá dầu Nga.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.