FAO cảnh báo khủng hoảng thiếu lương thực sẽ tiếp diễn trong 2023

FAO Lương thực
11:49 - 14/06/2022
Có đến 19 triệu người có nguy cơ bị đói trong năm 2023. Ảnh: VTV
Có đến 19 triệu người có nguy cơ bị đói trong năm 2023. Ảnh: VTV
0:00 / 0:00
0:00
Tác động tiêu cực từ xung đột Nga – Ukraine đang tạo ra nguy cơ đẩy thêm 11 triệu đến 19 triệu người bị đói trong năm 2023. Đây là dự báo của FAO khi nhận thấy an ninh lương thực thế giới đang ngày càng bị đe dọa.

Kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine, thế giới đang đối diện với một thực tế mới. Cuộc chiến cùng với các cuộc khủng hoảng khác đang đe dọa gây ra một làn sóng đói kém chưa từng có, kéo theo sự hỗn loạn về kinh tế và xã hội.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), cuộc khủng hoảng lương thực năm nay là vì khó tiếp cận nhưng cuộc khủng hoảng năm sau có thể là thiếu lương thực.

Mới đây, FAO vừa đưa ra cảnh báo về việc giảm hoặc ngắt quãng xuất khẩu lúa mì, các mặt hàng thực phẩm khác từ Ukraine và Nga đang tạo ra nguy cơ đẩy thêm 11 triệu đến 19 triệu người bị đói trong năm 2023.

Nga và Ukraine đóng góp gần 1/3 nguồn cung lúa mì toàn cầu, trong khi Nga là nhà xuất khẩu phân bón chính, còn Ukraine là nhà cung cấp dầu ngô và hướng dương

Do đó, FAO đưa ra dự báo các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là các khu vực gần Đông, Bắc Phi do phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu, đặc biệt là lúa mì, dầu thực vật. Một số nước ở Nam sa mạc Sahara của châu Phi và ở châu Á, trong đó có Bangladesh cũng đang chịu tác động mạnh.

FAO cũng cho rằng, chi phí đầu vào tại các trang trại, trong đó có phân bón, đang tăng theo hình xoắn ốc, có thể cản trở người trồng trọt mở rộng sản xuất và làm trầm trọng thêm an ninh lương thực tại các nước nghèo.

Trong khi đó, Ủy viên phụ trách nông nghiệp của EU Janusz Wojciechowski cho biết, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đang tăng lên và hiện đạt gần 2 triệu tấn mỗi tháng.

Trước đó, ngày 9/6, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã lên tiếng cảnh báo, hậu quả của cuộc xung đột tại Ukraine ngày càng trở nên tồi tệ.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc ước tính 94 quốc gia, nơi 1,6 tỷ người sinh sống, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ ít nhất một khía cạnh của cuộc khủng hoảng và không đủ sức đương đầu. Tình trạng đói nghèo cùng cực ở Trung Đông và Bắc Phi có thể tăng lên 2,8 triệu người năm 2022, còn 500 triệu người Đông Nam Á đang đối mặt nguy cơ này.

Theo báo cáo này, ảnh hưởng của cuộc xung đột lên an ninh lương thực, năng lượng và tài chính đang diễn ra với tốc độ nhanh và nghiêm trọng. Cụ thể, giá thực phẩm đang ở mức cao kỷ lục, trong khi giá phân bón tăng gấp đôi đang ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất lương thực. Trong khi đó, giá năng lượng không ngừng tăng cao đã gây ra tình trạng mất điện và thiếu hụt nhiên liệu ở tất cả các nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi.

“Liên Hợp Quốc đang nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận trọn gói để cho phép xuất khẩu lương thực của Ukraine qua Biển Đen một cách an toàn, trong khi lương thực và phân bón của Nga cũng có thể tiếp cận thị trường toàn cầu mà không bị cản trở. Thỏa thuận này là rất cần thiết cho hàng trăm triệu người ở các nước đang phát triển”, Tổng thư ký Liên Hợp Quôc Antonio Guterres thông báo.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.