Gần 100 trạm xăng ở Hàn Quốc cạn nhiên liệu khi đình công tiếp diễn

Đình công HÀN QUỐC
18:53 - 06/12/2022
Biển thông báo hết xăng tại các trạm xăng Hàn Quốc do tài xế xe tải đình công. Ảnh: Reuters
Biển thông báo hết xăng tại các trạm xăng Hàn Quốc do tài xế xe tải đình công. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Do hệ quả từ cuộc đình công trên toàn quốc của các tài xế xe tải, gần 100 trạm xăng trên khắp Hàn Quốc đang cạn kiệt trong bối cảnh công đoàn quốc gia cho biết sẽ tiếp tục tiến hành thêm một cuộc tổng đình công ngày 6/12.

Theo Reuters trích dẫn thông tin từ chính phủ Hàn Quốc, cuộc đình công lần thứ 2 trong năm của các tài xế bắt đầu từ 24/11 nhằm đấu tranh quyền lợi cho chính sách trả lương tối thiếu.

Từ năm 2020, mức giá cước tối thiểu được gọi là "mức cước vận chuyển an toàn" đã được chính phủ áp dụng tạm thời cho một bộ phận nhỏ trong số hơn 400.000 tài xế xe tải trên cả nước nhằm đảm bảo mức lương tối thiểu. Tuy nhiên do chi phí nhiên liệu tăng cao, có tới 25.000 tài xế xe tải tham gia vào lần đình công thứ 2 nhằm kêu gọi chính phủ biến chính sách này thành vĩnh viễn.

Tới hiện tại, giữa công đoàn và chính phủ Hàn Quốc đã trải qua 2 phiên đàm phán, tuy nhiên vẫn chưa có bước đột phá nào xảy ra. Hơn nữa, công đoàn quốc gia Hàn Quốc cho biết sẽ tổ chức thêm một cuộc tổng đình công ngày 6/12 nhằm thể hiện sự ủng hộ các tài xế đang đình công.

Trong bối cảnh tình hình vẫn chưa có sự cải thiện, nguồn cung nhiên liệu cho 100 trạm xăng toàn quốc bắt đầu lâm phải tình trạng cạn kiệt. Tính đến chiều 5/12, đã có gần 100 trạm xăng hết nhiên liệu với khoảng 60% trong số đó nằm ở Seoul và tỉnh Gyeonggi - một khu vực đông dân cư gần thủ đô theo dữ liệu của Korea National Oil Corp. So với ngày 28/11, con số này tăng so với 21 trạm xăng mà bộ công nghiệp ghi nhận.

Các tài xế tham gia đình công ngày 6/12 tại Busan, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters

Các tài xế tham gia đình công ngày 6/12 tại Busan, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters

Vì vậy, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu gia tăng áp lực để chấm dứt các cuộc đình công. Hôm 4/12, Tổng thống Yoon Suk-yeol cho biết ông chuẩn bị ban hành lệnh bắt buộc quay trở lại làm việc với những tài xế lái xe trong các lĩnh vực như lọc dầu và sản xuất thép - những lĩnh vực dự kiến đang chịu nhiều thiệt hại kinh tế. Vào tuần trước, lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc ông Yoon Suk-yeol đã ban hành lệnh buộc quay trở lại làm việc đối với 2.500 tài xế xe tải trong ngành xi măng.

Trong thông báo chính thức của mình, chính phủ Hàn Quốc gọi những tài xế đình công là "tầng lớp lao động quý tộc" và khẳng định sẽ không nhượng bộ trước các yêu cầu của công đoàn. Thay vào đó, chính phủ tuyên bố sẽ chỉ kéo dài chương trình hỗ trợ hiện tại thêm 3 năm nữa. Mặt khác, Bộ trưởng Lao động Hàn Quốc Lee Jung-sik cho biết hôm đầu tuần rằng một cuộc tổng đình công sẽ không giành được sự ủng hộ của công chúng.

Cho tới hiện tại, dữ liệu từ Bộ Công nghiệp Hàn Quốc cho biết các cuộc đình công đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng của Hàn Quốc và gây thiệt hại hơn 2,46 tỷ USD do mất hàng trong 10 ngày đầu tiên.

Theo chính phủ, thiệt hại dự kiến sẽ tăng lên trong các ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, một dấu hiệu tích cực là giao thông tại các cảng đã cải thiện một chút lên 69% so với mức trung bình trước đình công nhờ các lệnh buộc tài xế quay trở lại làm việc.

Phản ứng lại các động thái từ chính phủ, Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc (KCTU) gọi lệnh buộc các tài xế quay trở lại làm việc là “thiết quân luật”. Thay vào đó, tổ chức này khẳng định chính phủ nên lựa chọn đàm phán.

Đọc tiếp

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Ông Trump thoát nguy cơ bị tịch thu tài sản

Ngày 25/3, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được một chiến thắng trong việc tạm dừng phán quyết gian lận dân sự trị giá 454 triệu USD, từ đó tránh được việc bị chính quyền bang New York thực hiện các bước để tịch thu tài sản.