Giá dầu thế giới tiếp đà tăng vọt gần 4%

DẦU THÔ THẾ GIỚI
12:21 - 12/01/2022
Giá dầu thế giới tiếp đà tăng vọt gần 4%
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng nay sau khi tăng gần 4% vào phiên trước, đưa giá dầu Brent vượt 83 USD và dầu WTI vượt 81 USD/thùng.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 12/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2022 đứng ở mức 81,25 USD/thùng, tăng 0,03 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 11/1, giá dầu WTI giao tháng 2/2022 đã tăng tới 2,64 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 83,61 USD/thùng, giảm 0,11 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 2,45 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 11/1.

Giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng mạnh do căng thẳng chính trị ở Kazakhstan kéo dài, gây gián đoạn nguồn cung. Nguồn: Internet.

Giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng mạnh do căng thẳng chính trị ở Kazakhstan kéo dài, gây gián đoạn nguồn cung. Nguồn: Internet.

Giá dầu ngày 12/1 có xu hướng tăng mạnh khi mà thị trường lại dấy lên những lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Sau 2 phiên giảm liên tiếp, giá dầu thô lấy đà tăng trở lại trong phiên giao dịch ngày hôm qua 11/1, nhờ nguồn cung bị thắt chặt và dự đoán rằng sự gia tăng về số ca mắc Covid-19 cùng sự lây lan của biến thể Omicron không ảnh hưởng tới sự phục hồi của nhu cầu nhiên liệu thế giới.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell dự đoán tác động đối với nền kinh tế của biến thể Omicron sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, đồng thời nói thêm rằng các quý tiếp theo có thể rất tích cực sau khi sự gia tăng do biến thể này hạ nhiệt.

Ông Jeffrey Halley, nhà phân tích tại công ty môi giới OANDA, cho biết biến thể Omicron vẫn chưa thể gây ra sức tàn phá như của biến thể Delta, và có thể sẽ không bao giờ như vậy. Điều này giữ cho sự phục hồi của thị trường toàn cầu đi đúng hướng.

Giá dầu Brent đã tăng 50% trong năm 2021 và tiếp tục tăng vào năm 2022 khi nhu cầu đã phục hồi về mức gần như trước đại dịch, trong khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi là OPEC+, từ từ nới lỏng thoả thuận sản lượng kỷ lục được thực hiện vào năm 2020.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu công suất ở một số quốc gia OPEC đã khiến nguồn cung bổ sung dưới mức 400.000 thùng/ngày, mức tăng được thống nhất vào năm ngoái giữa các thành viên trong nhóm.

Tình trạng dừng sản xuất gây gián đoạn nguồn cung gần đây ở Libya cũng hỗ trợ tăng giá dầu, và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia của nước này cho biết họ đang tạm ngừng xuất khẩu từ cảng Es Sider.

Theo ông Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group, sự kết hợp của các dữ kiện, gồm nhu cầu sẽ mạnh hơn dự đoán và nguồn cung của OPEC có thể không tăng nhanh như nhu cầu, là lý do thúc đẩy giá tăng cao.

Tại Mỹ, theo các nguồn tin thị trường trích dẫn từ Viện Dầu mỏ Mỹ, tồn kho dầu thô của nước này giảm khoảng 1,1 triệu thùng trong tuần trước, thấp hơn mức giảm 2 triệu thùng được Reuters đưa ra trong cuộc phỏng vấn với các chuyên gia. Dữ liệu chính thức của chính phủ sẽ được công bố vào thứ tư 12/1.

Tại thị trường trong nước, thực hiện theo Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, ngày 11/1, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 11/1.

Căn cứ trên tình hình thực tế, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với xăng (Quỹ BOG) E5 RON 92 ở mức 100 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 450 đồng/lít, dầu diesel ở mức 100 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít, dầu mazut ở mức 500 đồng/kg. Đồng thời không chi sử dụng Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu tại kỳ điều hành giá hôm nay.

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp