Giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt sau khi Nga ngừng nguồn cung

NĂNG LƯỢNG CHÂU ÂU
07:54 - 28/04/2022
Đường ống dẫn khí của Gazprom. Ảnh: Getty Images
Đường ống dẫn khí của Gazprom. Ảnh: Getty Images
0:00 / 0:00
0:00
Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu đã tăng vọt hôm 27/4 sau khi doanh nghiệp khí đốt nhà nước Gazprom của Nga tuyên bố cắt nguồn cung tới Ba Lan và Bulgaria, do 2 nước này từ chối thanh toán đơn hàng bằng đồng nội tệ Ruble theo yêu cầu.

Theo dữ liệu từ sàn giao dịch ICE của London, hợp đồng khí đốt hóa lỏng kỳ hạn tháng 5 trên trung tâm giao dịch TTF có trụ sở tại Hà Lan đã tăng thêm 1.374 USD cho mỗi 1.000 mét khối hôm 27/4. Mức tăng này tương đương với 125 USD cho 1 megawatt/h theo giá hộ gia đình, tăng 24% so với trước, theo RT.

Mức tăng dựng đứng nói trên xảy ra ngay sau khi tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ Gazprom của Nga tuyên bố đã ngừng hoàn toàn nguồn cung khí đốt tới 2 nước Bulgaria và Ba Lan. Nguyên nhân được đưa ra là do hai nước này đã không thể hoàn thành hạn chuyển đổi thanh toán bằng đồng tiền của Nga, hồi đầu tháng 4.

Theo Gazprom, việc đình chỉ nguồn cung vẫn sẽ có hiệu lực cho tới chừng nào Nga nhận được tiền khí đốt bằng đồng Ruble. Động thái này từ Gazprom cũng đi đôi với yêu cầu trước đó từ Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với các quốc gia được coi là "không thân thiện" với Moscow.

Thêm vào đó, phía Nga cũng đưa ra cảnh báo về việc Bulgaria và Ba Lan cố gắng khai thác khí đốt quá cảnh của Nga dành cho các quốc gia khác. Cụ thể, nhà sản xuất Gazprom nhấn mạnh sẽ giảm nguồn cung bằng số lượng mà Sofia và Warsaw giữ lại một cách bất hợp pháp.

Đối với Ba Lan, công ty khí đốt quốc gia của nước này là PGNiG tuyên bố hôm 26/4 rằng đã chuẩn bị cho các tình huống khác nhau và sẵn sàng nhận nguồn cung từ nhiều nguồn. Thêm vào đó, doanh nghiệp này cũng cho biết đang có đủ khí đốt trong kho dự trữ và sẽ đáp ứng nhu cầu của quốc gia.

Tuy nhiên, dữ liệu từ nhà điều hành mạng lưới dẫn khí Gascade của Đức lại cho thấy điều ngược lại. Ba Lan đã tăng nguồn cung từ Đức lên tới 5 lần ngay sau khi bị Nga cắt khí đốt. Cụ thể tăng từ mức 237.000 mét khối của ngày 26/4 lên mức 1.232 triệu mét khối một giờ trong ngày hôm sau.

Ba Lan đang nhập khẩu 45% lượng khí đốt tự nhiên từ Nga trong khi con số này với Bulgaria là gần 73%. Cả hai nước này đều nhập khẩu cao hơn mức trung bình của EU là 40%, cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của khối này vào năng lượng từ Nga.

Nhằm giải quyết tình trạng này, Ba Lan trong những năm gần đây đã đã đầu tư rất mạnh vào cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga. Việc gia tăng nguồn cung từ các nơi khác, đặc biệt là từ các quốc gia châu Âu cũng nằm trong kế hoạch của nước này. Tuy nhiên, việc xây dựng hay đa dạng hóa nguồn cung sẽ không thể hoàn thành ngay lập tức trong tương lai gần, do đó bất cứ động thái ngừng cung cấp khí đốt đột ngột nào từ Nga sẽ khiến các nước trong khối này phải trả giá đắt.

Hiện phần lớn các nước EU đều từ chối chấp nhận việc chuyển đối thanh toán, dẫn tới lo ngại rằng nguồn cung của Nga sẽ bị ngừng dần bắt đầu từ ngày 20/4, khi các điều khoản thanh toán trong hợp đồng đến hạn. Cho tới nay, Áo và Hungary là 2 quốc gia duy nhất trong số các nước EU đồng ý thanh toán khí đốt cho Nga bằng đồng Ruble. “Anh cả châu Âu” là Đức thì ám chỉ đây có thể là một khả năng, tuy nhiên vẫn chưa xác nhận bất cứ điều gì.

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.