Giải bài toán nhân lực bằng chiến lược ‘chăm từ gốc’ thay cho 'hái phần ngọn'

LAO ĐỘNG Phenikaa
22:24 - 10/08/2022
"Đặt hàng" từ trường đại học sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn nhân sự.
"Đặt hàng" từ trường đại học sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn nhân sự.
0:00 / 0:00
0:00
Để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xu thế nghề nghiệp hiện đại thì không chỉ doanh nghiệp mà cả cơ sở đào tạo cũng phải chủ động hơn trong việc chuẩn bị sinh viên đầu vào chứ không chỉ đợi “hái phần ngọn”.

Đây là ý kiến của PGS.TS Nguyễn Phú Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa tại tọa đàm Ngành nghề mới ở Việt Nam, nhân lực sẽ đón đầu hay chờ đợi?, do Trường Đại học Phenikaa tổ chức sáng 10/8.

Theo PGS Nguyễn Phú Khánh, trước đây doanh nghiệp thường thụ động ngồi chờ ứng viên đến nộp hồ sơ ứng tuyển; các trường đại học cũng thụ động chờ sinh viên đến thi tuyển. Đó là cách làm “hái phần ngọn” và khiến doanh nghiệp, trường học không chủ động được nguồn nhân lực của mình. Nếu muốn không bị thiếu nhân sự, thiếu sinh viên thì giải pháp tốt nhất chính là “chăm từ gốc đến ngọn”.

Việc “chăm từ gốc” cũng được PGS Khánh lý giải từ thực trạng định hướng nghề nghiệp hiện nay. Bởi rất nhiều học sinh cấp 3 vẫn chưa biết chọn ngành nghề như thế nào là phù hợp với mình mà chạy theo ngành hot, lương cao. Bên cạnh đó là sự tác động của phụ huynh khi ai cũng muốn con học đại học ra dễ tìm được việc làm.

Mỗi người có ước mơ riêng nhưng điều quan trọng vẫn là phải dựa trên sở thích, năng lực của bản thân cùng cơ hội phát triển. Tôi đã nhận nhiều lá đơn xin chuyển ngành của các em sinh viên năm 2, năm 3 vì nhận ra bản thân không phù hợp với ngành nghề đang theo học. Đây thực sự là rất đáng tiếc và lãng phí. Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp rất quan trọng. Không chỉ ở cấp 3 mà tôi nghĩ cần phải sớm hơn, từ cấp 1, cấp 2. Như tại nước ngoài, tôi từng chứng kiến một đứa trẻ 10 tuổi được trải nghiệm giờ học về hàng không. Đó là cách để các em tiếp xúc sớm với ngành nghề mà mình yêu thích.PGS.TS Nguyễn Phú Khánh

Đối với doanh nghiệp, Phó Hiệu trưởng Đại học Phenikaa cũng cho rằng cần “chăm từ gốc” như vậy. Hiện tại, không ít ngành “tìm mỏi mắt không thấy nhân sự”, hoặc nhiều công ty rất khó để tìm được ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu công việc. Vậy thì tại sao các doanh nghiệp không chủ động kết nối với các cơ sở đào tạo để chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực? Đồng thời các cơ sở đào tạo cũng cần kết nối với doanh nghiệp để chuẩn bị đầu ra cho sinh viên của mình.

“Như tại Phenikaa, chúng tôi chú trọng cả đồng hành hướng nghiệp cùng học sinh và kết nối với doanh nghiệp để tạo thành một chu trình khép kín, đảm bảo hiệu quả đào tạo. Hình thành mô hình gắn kết giữa Nhà trường - Viện nghiên cứu - Doanh nghiệp để tối ưu hóa lộ trình học tập – thực hành cho sinh viên; đào tạo theo “đặt hàng” doanh nghiệp. Sinh viên Phenikaa luôn có cơ hội tham gia trải nghiệm và thực tập tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Phenikaa hoặc đối tác của trường”, PGS Nguyễn Phú Khánh cho biết.

Đồng tình với ý kiến của PGS Khánh, ông Hoàng Hưng Hải - Giám đốc sản phẩm Qualcomm Việt Nam cho biết: “Từ góc độ doanh nghiệp, không chỉ Qualcomm mà hầu như các doanh nghiệp khác đều phải có kế hoạch dài hơi về nhân sự, bám sát và điều chỉnh theo kế hoạch sản xuất - kinh doanh. Vì thế, từ nhiều năm trở lại đây, chúng tôi đã có sự đồng hành với các trường qua những mô hình khác nhau như tài trợ phòng Lab, nhận sinh viên thực tập hoặc tư vấn về kiến thức mới cho chương trình đào tạo. Qua đó, có sự tiếp cận hai chiều giữa doanh nghiệp với các nhân sự trẻ tương lai”.

Đại diện Qualcomm cũng đánh giá cao mô hình “viện nghiên cứu trong trường học” đang được Phenikaa áp dụng, qua đó tận dụng được nguồn lực, tri thức từ các doanh nghiệp đến với các sinh viên; đồng thời giúp sinh viên sớm làm quen với những công nghệ mới nhất, trực tiếp trải nghiệm và tham gia nghiên cứu, xây dựng những sản phẩm ứng dụng công nghệ đó.

Các khách mời trao đổi về xu hướng ngành nghề trong tương lai và giải pháp chuẩn bị nhân sự để đón đầu.

Các khách mời trao đổi về xu hướng ngành nghề trong tương lai và giải pháp chuẩn bị nhân sự để đón đầu.

Làm sao để đón đầu xu hướng nghề nghiệp?

Với chủ đề đón đầu ngành nghề mới tại Việt Nam, bà Trần Lan Phương - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phenikaa cho biết, từ báo cáo về thị trường lao động kết hợp với các khảo sát mà Tập đoàn Phenikaa thực hiện cho thấy, đến năm 2025, Việt Nam sẽ thiếu nhân lực tại các ngành kỹ thuật như trí tuệ nhân tạo, chế tạo máy, công nghệ… Kéo theo đó là nhu cầu về các ngành kinh tế xã hội như quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực.

Ngoài ra, các ngành Marketing, Logistics, Quản lý chuỗi cung ứng, Y Dược (đặc biệt là điều dưỡng)… cũng có nhu cầu lớn về nhân sự trong thời gian tới. Đây là những nhu cầu gia tăng dựa trên sự phát triển của xã hội.

Nhu cầu lớn nhưng trước những ngành nghề mới, yêu cầu chuyên môn cao, các bạn trẻ cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng để đón đầu xu hướng. Bà Phương cho biết, nhà tuyển dụng thường đánh giá ứng viên trên 3 phương diện: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các kiến thức nền tốt, đáp ứng đúng theo lĩnh vực ứng tuyển là đương nhiên, nhưng để ghi điểm thêm hoặc làm căn cứ lựa chọn, thì các nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến kỹ năng và thái độ của ứng viên.

Với sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng sẽ không quá chú trọng đến kinh nghiệm mà tập trung vào 2 yếu tố trên. Và trong số các kỹ năng, bà Phương đánh giá cao kỹ năng phản biện. Đó là biết cách lắng nghe, tìm cách lập luận để bảo vệ quan điểm của mình.

Còn thái độ sẽ được đánh giá trên tinh thần ham học hỏi và sự nghiêm túc trong công việc. Một ứng viên cẩn trọng khi chuẩn bị CV, nghiêm túc khi lựa chọn vị trí ứng tuyển, chỉn chu khi chuẩn bị phỏng vấn… sẽ cho thấy một thái độ tốt với công việc.

Để chuẩn bị tốt các phương diện trên, tôi cho rằng giai đoạn thực tập tại các doanh nghiệp là rất quan trọng. 2 năm gần đây, Tập đoàn Phenikaa đã kết hợp với nhiều trường đại học để các bạn sinh việc được giao lưu, thực hành, thực tập, giúp các bạn hình dung những khía cạnh phải học để đáp ứng yêu cầu công việc. Tôi nghĩ việc thực tập nên kéo dài hơn để sinh viên khi ra trường có thể bắt nhịp nhanh nhất.Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Phenikaa Trần Lan Phương

Để chuẩn bị tốt các phương diện trên, bà Phương cho rằng giai đoạn thực tập tại các doanh nghiệp là rất quan trọng. “2 năm gần đây, Tập đoàn Phenikaa đã kết hợp với nhiều trường đại học để các bạn sinh việc được giao lưu, thực hành, thực tập, giúp các bạn hình dung những khía cạnh phải học để đáp ứng yêu cầu công việc. Tôi nghĩ việc thực tập nên kéo dài hơn để sinh viên khi ra trường có thể bắt nhịp nhanh nhất”, bà Phương chia sẻ.

Ngành trí tuệ nhân tạo đang có nhu cầu lớn

Từ vị trí của người mang “2 vai” - đào tạo và tuyển nhân sự, TS Hà Minh Hoàng - Phó Trưởng khoa Công nghệ Thông tin (CNTT) Đại học Phenikaa, Giám đốc CTCP Chuyển đổi số Phenikaa (PDT) cho biết, các bạn trẻ không nên chọn ngành học một cách vội vàng mà phải có sự cân nhắc, dựa trên thực lực và tố chất của chính mình, tránh tình trạng học 1-2 năm rồi lại tìm cách chuyển ngành vì không phù hợp, không yêu thích ngành nghề và công việc đó nữa.

Như ngành CNTT, mặc dù đầu vào không cần quá giỏi nhưng cũng đòi hỏi người học phải có tư duy logic, kiên trì, tự học. Thực tế, nhiều trường tuyển ồ ạt nhưng khó đảm bảo chất lượng, dẫn đến thiếu vẫn thiếu mà thừa vẫn thừa.

Trả lời câu hỏi của PV Mekong ASEAN về ngành trí tuệ nhân tạo (Al) mới được triển khai tại Phenikka, TS Hà Minh Hoàng cho biết đây là ngành rất tiềm năng trong thời gian tới, khi được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như y tế, an ninh, sản xuất… Tuy nhiên, đây là ngành đặc thù tương đối khó, cần tư duy logic nên đào tạo cũng khó hơn các ngành khác nên chưa có nhiều trường triển khai.

Mặc dù vậy, theo TS Hoàng, tình hình tuyển sinh ngành trí tuệ nhân tạo tại Phenikaa vẫn đang thuận lợi. Thời gian qua, nhà trường cũng cấp nhiều học bổng cho lĩnh vực này. “Tôi tin rằng trong tương lai đây sẽ là ngành hấp dẫn và có nhu cầu lớn”, TS Hoàng nhận định.

Trong chuỗi hoạt động Tư vấn hướng nghiệp – Tuyển sinh năm nay, Trường Đại học Phenikaa đã phối hợp với Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới (EduLightenUp) khởi động Dự án “Tam giác hướng nghiệp hiệu quả” đồng hành cùng các trường THPT.

Khi tham gia Dự án, nhóm học sinh đề xuất đề tài và trình bày trước hội đồng chuyên môn gồm các giảng viên Trường Đại học Phenikaa và đại diện doanh nghiệp do Phenikaa mời. Những dự án được đánh giá có tính khả thi sẽ được hỗ trợ về phòng thí nghiệm, chi phí nguyên vật liệu và giáo viên hướng dẫn…

Tin liên quan

Đọc tiếp