Giao dịch lình xình dưới mốc kháng cự 1.200 điểm, thị trường ngóng tin từ Fed

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
16:37 - 26/07/2022
0:00 / 0:00
0:00
Thị trường chứng khoán ngày 26/7 mở cửa trong sắc xanh với sự trở lại dẫn dắt của nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường. Tuy nhiên, áp lực bán dâng cao cuối phiên khiến VN-Index đánh mất động lực tăng và đóng cửa ở mức gần như thấp nhất trong ngày.

Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,43 điểm (0,29%) xuống 1.185,07 điểm, HNX-Index giảm 2,5 điểm (0,88%) về 282,88 điểm, riêng UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (0,07%) lên 88,41 điểm. Đa phần cổ phiếu biến động trong biên độ hẹp và phân hóa theo từng nhóm ngành.

Cụ thể, nhóm sản xuất diễn biến trái chiều với VNM giảm 1,23%, HPG giảm 1,14%, GEX giảm 4,02%, VHC giảm 5,17%. Trong khi đó, MSN tăng 1,29%, SAB tăng 1,64%, DCM tăng 2,83%, DPM tăng 2,39%.

Tương tự, cổ phiếu chứng khoán cũng không mấy khả quan khi khá nhiều mã mất hơn 1% giá trị, như VND giảm 2,93%, VCI giảm 2,33%, HCM giảm 1,75%, TVS giảm 1,61%.

Các nhóm ngành khác như năng lượng, hàng không và bán lẻ cũng khá ảm đạm: VJC và HVN lần lượt mất đi 0,56% và 0,92% giá trị; MWG giảm 0,47%, PNJ giảm 1,06% còn FRT tăng nhẹ 0,65%.

Trong khi đó, tại nhóm cổ phiếu bất động sản, các mã biến động trái chiều. BCM tăng 1,03%, KDH tăng 2,07%, DXG tăng 2,74%, VCG tăng 3,12%, LGC tăng 2,33%. Ngược lại, VIC giảm 1,78%, VRE giảm 0,95%, KBC giảm 0,55%, VHM mất 0,34% giá trị, DIG giảm 0,28%, NLG giảm 0,27%, PDR giảm 0,19%,

Cổ phiếu ngành khai khoáng tăng mạnh nhất thị trường 0,76% với BMC trần, PVD (2,15%), PVS (1,33%), TMB (4,72%), THT 2,52%.

Với nhóm cổ phiếu vua, diễn biến tương đối "lình xình", BID, TCB, CTG, STB, ACB, SSB, VPB, MBB, VIB, HDB,... đều thay đổi không quá 1%. Số ít cổ phiếu biến động tương đối gồm: VCB tăng 1,37%, TPB và EIB giảm lần lượt 1,46% và 1,31%.

Tuy nhiên, ngân hàng lại là trụ chính của thị trường, VCB tăng 1.37% là cổ phiếu tác động tích cực nhất lên VN-Index với 1.2 điểm. Thông tin tích cực này đến từ việc ngân hàng này vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022 ghi nhận một quý hoạt động kinh doanh khả quan khi báo lãi trước thuế tăng 50% so với cùng kỳ, thu được hơn 7,423 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận trước thuế đạt 17.373 tỷ đồng, Vietcombank đã chứng minh vị thế dẫn đầu của mình.

Tổng nợ xấu tính đến ngày 30/06/2022 của Vietcombank tăng 9% so với đầu năm, ghi nhận gần 6,694 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất đến 80%, chiếm 1,340 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm nhẹ từ mức 0.64% đầu năm xuống còn 0.61%.

Một thông tin đáng chú ý nữa là chất lượng tài sản, nợ xấu của ngân hàng cuối tháng 6 đạt 6.694 tỷ đồng, tăng 9,4% so với đầu năm. Song, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của Vietcombank giảm từ 0,64% hồi đầu năm xuống 0,61% vào cuối tháng 6/2022.

Đặc biệt, VCB thiết lập kỷ lục mới về tỷ lệ bao phủ nợ xấu khi nâng từ 424% hồi đầu năm lên 506% vào cuối tháng 6. Đây cũng là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất toàn ngành ngân hàng từ trước đến nay

Dòng tiền có sự phân hóa, luân chuyển và tìm cơ hội ở các cổ phiếu riêng lẻ

Theo phân tích của Công ty Chứng khoán MB (MBS), dòng tiền trở nên thận trọng là nguyên nhân chính khiến thị trường chỉ có diễn biến giằng co quanh ngưỡng 1.200 điểm.

“Chứng khoán thế giới tuần này cũng hồi phục trên diện rộng trước phiên họp chính sách tiền tệ của Fed vào thứ 3 và thứ 4 tuần sau. Ngoài ra, thị trường đang trong giai đoạn đầu của mùa báo cáo kết quả kinh doanh bán niên nên nhìn chung sẽ có sự phân hóa. Dòng tiền theo đó sẽ luân chuyển và cơ hội ở các cổ phiếu riêng lẻ” - MBS nhận định.

Cùng quan điểm này, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, thị trường tuần cuối cùng của tháng 7 có khả năng giao dịch trong trạng thái thận trọng với thanh khoản thấp. Nhà đầu tư đang chờ đợi thị trường chứng khoán thế giới phản ứng thế nào khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất với bước nhảy 0,75 - 1%. Nếu Fed tăng lãi suất 0,75%, là mức lãi suất thị trường đang định giá thì sẽ không có nhiều phản ứng, ngược lại nếu lãi suất được nâng lên mức 1% thì khả năng thị trường sẽ có phản ứng mạnh.

Trong bối cảnh này, nhiều khuyến nghị đã được đưa ra cho các nhà đầu tư. Theo đó, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khuyến nghị, với tín hiệu đuối sức trong 3 phiên vừa qua, VN-Index có khả năng kiểm tra lại tín hiệu vượt cản 1.180 - 1.190 điểm, đồng thời cũng là vùng khoảng trống tăng giá, trước khi quay trở lại xu hướng hồi phục. Do đó, nhà đầu tư tạm thời nên chậm lại, tránh rơi vào trạng thái quá mua và vẫn có thể tận dụng nhịp giảm để tiếp tục mua tích lũy các cổ phiếu mạnh lùi về vùng hỗ trợ cứng.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị, thị trường vẫn chịu rủi ro từ lãi suất và lạm phát, cho nên nhóm cổ phiếu có thể có sức bật tốt nhất và an toàn trong giai đoạn này là điện, nước, khí đốt, công nghệ, bán lẻ và sản xuất thực phẩm. Đồng thời, nhóm cổ phiếu ngân hàng có thể quay trở lại đà tăng trong giai đoạn tới khi nhóm này sẽ có chất xúc tác từ việc nới room tín dụng cho các ngân hàng. Tất nhiên, ở nhóm ngân hàng cũng sẽ có sự phân hóa, và phần lớn tập trung ở nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tín dụng tốt.

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
MWG không đáp ứng yêu cầu của rổ chỉ số VNDiamond khi kết quả kinh doanh xuống đáy.

MWG bị loại khỏi VNDiamond

Sở Giao dịch Chứng khoán khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố thành phần chỉ số VNDiamond kỳ tháng 4/2023. Theo đó, MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động là trường hợp bị loại.